Từ sau cải cách tiền lương, người lao động làm việc tại các huyện của các tỉnh, thành này sẽ được điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng hơn, có nơi tăng đến hơn 20%.
![]() |
|
Sau thời gian ngóng chờ, chính sách cải cách tiền lương chính thức có hiệu lực. Đây sẽ là khoản tiền đáng kể giúp công chức, viên chức ổn định cuộc sống.
Trong đó có những người lao động đang hưởng lương tối thiểu vùng làm việc ở các địa phương sau đây sẽ được tăng lương thêm 20% từ 01/7/2024:
- Chuyển từ vùng II lên vùng I với các địa phương tại tỉnh Quảng Ninh gồm: Thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái.
Những người lao động làm việc tại các địa phương này sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo tháng dự kiến từ 4.160.000 đồng/tháng tăng lên 4.960.000 đồng/tháng, tương đương 19,2%.
Làm việc ở tỉnh nào sẽ được tăng lương thêm hơn 20% từ 01/7/2024?
- Chuyển từ vùng III lên vùng II với các địa phương:
TP. Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình;
TP. Thanh Hóa, TP. Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn và thị xã Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa;
Thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa;
TP. Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng.
Những người lao động làm việc tại các địa phương này sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo tháng dự kiến từ 3.640.000 đồng/tháng tăng lên 4.410.000 đồng/tháng, tương đương 21,1%.
- Chuyển từ vùng IV lên vùng III với các địa phương:
Tỉnh Thanh Hóa gồm các huyện: Huyện Triệu Sơn, huyện Thọ Xuân, huyện Yên Định, huyện Vĩnh Lộc, huyện Thiệu Hóa, huyện Hà Trung, huyện Hậu Lộc, huyện Nga Sơn, huyện Hoằng Hóa, huyện Nông Cống;
Tỉnh Thái Bình gồm các huyện: Huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải;
Tỉnh Ninh Thuận gồm huyện Ninh Phước.
Những người lao động làm việc tại các địa phương này sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo tháng dự kiến từ 3.250.000 đồng/tháng tăng lên 3.860.000 đồng/tháng, tương đương 18,7%.
Do đó, việc điều chỉnh địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng này đã kéo theo người lao động làm việc tại các huyện của các tỉnh, thành này sẽ được điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng hơn, có nơi tăng đến hơn 20%.
Lưu ý:
Mức lương tối thiểu vùng đóng vai trò là mức lương cơ bản nhất mà người lao động được hưởng, được quy định để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động tại từng khu vực. Đây là tiêu chuẩn tối thiểu pháp lý mà các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng lao động phải tuân thủ.
Tuy nhiên, người lao động có thể được hưởng mức lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng, phụ thuộc vào năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm và điều kiện làm việc của từng cá nhân. Việc trả lương cao hơn mức tối thiểu vùng thường phản ánh sự công nhận và đánh giá đúng đắn về đóng góp và hiệu quả lao động của nhân viên trong công việc.
Các doanh nghiệp có quyền thỏa thuận mức lương với người lao động, tuy nhiên mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đã được quy định pháp luật. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi cơ bản của người lao động và đảm bảo sự công bằng trong các mối quan hệ lao động.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác


-
Từ nay, bổ sung quy định thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
-
'Thành phố ma' xa hoa bậc nhất Việt Nam: Lăng mộ bạc tỷ mọc như nấm, thiết kế không khác gì lăng tẩm của vua chúa
-
Ông lão miền Tây sở hữu 'báu vật' trăm tuổi màu vàng óng, khách trả tiền tỷ vẫn không bán
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất




-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập