Theo dự thảo Bộ Luật dân sự (BLDS) sửa đổi, việc xác định họ tên và dân tộc của con cái sẽ do thỏa thuận giữa cha mẹ nhằm đảm bảo quyền bình đẳng cho cả bố và mẹ.
Con có thể mang họ mẹ |
Đây là một trong những vấn đề được đưa ra thảo luận trong Hội thảo do Bộ Tư Pháp tổ chức với sự hỗ trợ kỹ thuật và ngân sách của Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Bộ Ngoại Giao, Thương Mại và Phát triển Canada diễn ra tại Hà Nội ngày 21/8.
Hội thảo tập trung thảo luận những vấn đề trong phần những quy định chung của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) từ góc độ giới và những quy định của Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW).
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Thỉnh, Phó vụ trưởng, Vụ tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp, cho biết Bộ Tư pháp đang thực hiện quá trình nghiên cứu sửa đổi Bộ Luật dân sự năm 2005, đây là bộ luật gốc, có ảnh hưởng lớn tới những bộ luật khác và quan hệ dân sự của mọi công dân. Quá trình sửa đổi Bộ Luật Dân sự cần có sự tham gia, đóng góp của nhiều cơ quan, ban ngành và phải được xem xét từ góc độ giới nhằm bảo đảm thực thi chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013.
“Lồng ghép giới là nguyên tắc bắt buộc trong quy trình xây dựng văn bản pháp luật tại Việt Nam. Việc xem xét, đánh giá và lồng ghép giới trong dự thảo Bộ Luật Dân sự sửa đổi nhằm đảm bảo bình đẳng thực chất giữa nam và nữ trong các quan hệ dân sự” - ông Thỉnh khẳng định.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng nhiều quy định trong Bộ Luật dân sự còn mang tính trung tính, ví dụ áp dụng nguyên tắc ưu tiên áp dụng phong tục tập quán. Quy định này về mặt hình thức không tạo ra sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ nhưng trong thực tiễn thì quyền của phụ nữ lại không được bảo đảm do phong tục tập quán của người Việt Nam thường là “trọng nam khinh nữ” một số đại biểu địa phương chia sẻ.
“Trong rất nhiều gia đình và vùng miền, tư tưởng trọng nam vẫn tồn tại, trẻ em sinh ra đương nhiên theo dân tộc và họ của bố. Bộ Luật dân sự sửa đổi cần đảm bảo quyền quyết định trong những trường hợp này dựa trên thỏa thuận giữa bố và mẹ, bảo đảm bình đẳng cho cả nam lẫn nữ” - một đại biểu chia sẻ.
Một số vấn đề như quyền nhân thân (khai sinh, hộ tịch, ly thân, ly hôn, quyền liên quan tới thay đổi họ tên, tên đệm) và quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới cũng được các đại biểu tập trung phân tích dưới góc nhìn giới. Những ý kiến, kiến nghị, đề xuất của các đại biểu là những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn quan trọng giúp cho Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) tiếp tục nghiên cứu xây dựng BLDS sửa đối nhằm đảm bảo bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ trong mọi quan hệ dân sự.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%