Từng là ngôi sao số 1 của bóng đá Việt Nam, mọi cử động của Công Vinh đều thu hút sự quan tâm của dư luận.
Công Vinh chuẩn bị đi học đại học |
Sự kiện anh đi học đại học thậm chí gây xôn xao, được bàn tán nhiều không kém "cơn sốt ngày tận thế".
Khi Công Vinh ghi bàn, đó là chuyện bình thường (anh không ghi bàn mới là bất bình thường, như ở AFF Cup 2012). Khi Công Vinh mua xe đẹp, đó là chuyện chẳng gây sốc gì (anh vốn kiếm được nhiều tiền mà). Nhưng khi Công Vinh nghiêm túc với kế hoạch đi học đại học, mà cụ thể là đang tiến hành các thủ tục để theo học Đại học TDTT Bắc Ninh, đó là sự kiện gây xôn xao dư luận. Có thể tin rằng, sau khi học kỳ đầu tiên, bảng điểm của Công Vinh sẽ bị soi xét rất kỹ, kèm theo đó là những lời ra tiếng vào.
Vì sao? Vì Công Vinh có lẽ là cầu thủ V-League đầu tiên trong lịch sử đang đá bóng thì quyết định đi học đại học.
Vì từ trước đến nay, người ta tin rằng, hiếm cầu thủ Việt Nam nào quan tâm đến chuyện học chữ. Hay nói cách khác, càng gần sân cỏ thì càng xa trường học.
Vì xưa nay, người ta cho rằng, chỉ có trường hợp không học được, bỏ học để đi đá bóng, đi làm cầu thủ chứ làm gì có chuyện cầu thủ bỏ đá bóng (sự thực là Công Vinh gặp khó khăn trong việc tìm CLB mới vì không ai chịu bỏ số tiền lên đến 18 tỷ để giải phóng hợp đồng của anh) nên chuyển sang đi học.
Không chỉ giới cầu thủ. Giới người mẫu, hoa hậu, ca sĩ... cũng bị xem là "ít chữ". Đây là quan niệm rất tiêu cực.
Trong cuộc sống, có vô vàn con đường dẫn đến thành công, chứ không chỉ mỗi việc học. Nửa năm về trước, báo chí từng đưa tin bài rất nhiều về sự kiện một cử nhân Điện tử viễn thông của ĐHQGHN về quê chăn nuôi bò sữa, mỗi tháng lãi 70, 80 triệu đồng. Thu nhập như thế là ước mơ của cả triệu sinh viên sau khi ra trường.
Con đường mà Công Vinh lựa chọn, thành công mà anh gây dựng được là rất đáng trân trọng và tôn trọng. Sẽ là sai lầm cực lớn nếu bảo rằng vì anh đi đá bóng, gắn với nghiệp quần đùi áo số nên "trí tuệ" không bằng những cử nhân đại học.
Chúng ta đều biết chuyện bầu Đức thi đại học 3 lần đều trượt. Nhưng hiện tại, số lượng cử nhân làm việc cho bầu Đức lên đến tầm nửa vạn.
Ở bên Tây, HLV Alex Ferguson của M.U đã được mời giảng dạy ở trường đại học danh tiếng của Mỹ và thế giới Harvard. Sir Alex suốt cả sự nghiệp gắn bó với sân cỏ, hết nghề cầu thủ rồi chuyển sang huấn luyện. Nhưng khi ông giảng dạy, những học sinh được xem là giỏi và thông minh bậc nhất thế giới đều phải lắng nghe. Với họ, ông là người biết chọn con đường, nỗ lực và thể hiện được khả năng để giành lấy những vinh quang, thành công. Họ lắng nghe bí quyết, cách quản lý nhân sự, cách điều hành đội bóng của ông để sau này còn áp dụng, dù nghề nghiệp của họ có thể chẳng dính dáng gì đến bóng đá.
Quê Công Vinh, Nghệ An, không chỉ nổi tiếng là nơi sản sinh ra những tài năng của bóng đá Việt Nam. Đó còn là vùng đất học nổi tiếng. Có không ít người học khá, học giỏi nhưng quyết định đi theo sân cỏ vì sở thích, đam mê, giấc mơ.
Vì lẽ đó, đừng xem chuyện Công Vinh đi học đại học là chuyện gì gây sốc. Và sau này, đừng có quá soi mói bảng điểm đại học của anh như từng soi mói bảng điểm của các hoa hậu, á hậu trước đây.
- Đàm Vĩnh Hưng nói về vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền: 'Ai tạo nghiệp người đó phải lãnh'
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM