Là người được nhóm lâm tặc đốn hạ 3 cây sưa cổ thụ ở vùng lõi VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) thuê đi gùi gỗ cất giấu, anh đã biết những câu chuyện rất “độc” về sự “chuyên nghiệp” của nhóm lâm tặc khi đốn hạ, ăn chia, cất giấu… gỗ sưa.
|
Gỗ cũng đánh… “số báo danh”
Lân la dò hỏi về những thông tin xung quanh nhóm lâm tặc đốn hạ 3 cây sưa cổ thụ ở Hung Trí, chúng tôi gặp được anh H. ở Thanh Sen. Ngồi tiếp chuyện, H. kể, anh là người cùng họ hàng với 1 người trong nhóm 11 người trúng sưa nên khi 3 cây sưa bị đốn hạ, anh được tham gia vào rừng gùi thuê gỗ đi thu giấu.
“Vào đến nơi, lần đầu tiên tôi được nhìn thấy một đống gỗ sưa lớn khủng khiếp. Lúc đó tôi choáng ngợp, lóa mắt luôn.” - Anh H nhớ lại.
Nhóm trúng sưa kiểm soát rất gắt gao. Mỗi phách gỗ đều được họ dùng loại cân bàn 100kg cân lên, đánh số thứ tự, ai gùi phách nào thì ghi đầy đủ tên tuổi vào sổ theo dõi. Khoảng cách từ vị trí gùi gỗ đến nơi thu dấu khoảng 2 km nhưng cứ vài chục mét là có một người đứng giám sát để không ai có thể vác gỗ bỏ trốn.
Anh H. cũng thật thà, trong khi gùi thuê gỗ đi thu giấu, một số người lạ trà trộn vào trộm được gỗ. Thấy họ thoát được, anh cũng gùi một phách ý định bỏ trốn thì bị phát hiện, họ đe dọa cắt tai, bắt mang lại chỗ cũ trả, anh đành ngậm ngùi, xấu hổ trả lại.
Nhưng sau đó, khúc gỗ mà anh H. lấy trộm không thành lại bị người khác trộm mất nên anh bị người ta nghi là đã lấy nó. Dù anh giải thích thế nào họ vẫn không tin.
Để minh chứng cho những gì mình nói, anh H. còn đưa điện thoại cho chúng tôi xem những hình ảnh, video về đống gỗ sưa trong rừng mà anh đã chụp, quay lại. Tuy nhiên, khi đưa điện thoại ra mở thì hình ảnh đã xóa mất. Anh tiếc nuối giải thích không biết vợ, hay con đã xóa khi nào mà anh không biết.
Xã Phúc Trạch, nơi có nhóm 11 người đốn hạ 3 cây sưa cổ thụ ở Hưng Trí.
Đang trò chuyện thì một thanh niên gần nhà anh H. cũng đến. Thanh niên này là người được thuê tham gia trong chuyến gùi gỗ sưa đi cất giấu với anh H.
Anh thanh niên mới đến tỏ ra tiếc nuối: “Em nhìn thấy đống gỗ sưa mà không tin nổi vào mắt mình. Cũng muốn trộm một phách nhưng không thể vì họ kiểm soát chặt quá. Đành phải chấp nhận gùi thuê đi cất giấu xong rồi thì trở về không, chờ người ta trả tiền công”.
Anh H. cũng cho biết, số tiền công gùi gỗ thuê trong nhóm 3 người của anh, người ta mới trả cho 35 triệu, vẫn còn thiếu 10 triệu nữa.
May mắn mới có “vé”
Theo anh H, không đơn giản để được tham gia gùi thuê gỗ sưa. Phải là người thân quen, được người trúng sưa, chủ nậu tin tưởng giới thiệu lên danh sách trước. Người dân khi kéo nhau vào rừng xin kiếm suất gùi thuê gỗ sưa phải được nhóm người trúng gỗ hỏi tên, tuổi, nơi ở, đối chiếu với danh sách đã giới thiệu, nếu đúng thì họ mới nhận.
Đã có rất nhiều người khi vào rừng chờ đợi, nài nỉ kiếm một chuyến gùi thuê gỗ sưa nhưng không được nhận, đành phải thất vọng ra về.
Theo anh H, khi nhóm 11 người trúng đốn hạ 3 cây sưa, số cành, nhánh họ đã bán 38 tỉ tại gốc cho một đầu nậu rồi chia tiền. Số gỗ đẹp còn lại họ chia ra 12 phần. (Người phát hiện cây sưa được 2 phần). Sau đó, mỗi người tự quyết định về phần gỗ của mình, thu giấu, tẩu tán, bán cho ai là quyền của mỗi người.
Hỏi về cách thu dấu gỗ trong rừng, H. không tiết lộ, tuy nhiên theo dò hỏi, chúng tôi được một người tên N. ở thôn 3 Thanh Sen kể, số gỗ sưa được nhóm lâm tặc thu dấu bằng cách đào hố chôn xuống đất nhưng chôn nghiêng tấm gỗ theo bề dày chứ không chôn theo kiểu đặt nằm ngang vì sợ nhiều người đi tìm họ dùng thanh sắt nhọn thọc xuống đất sẽ dễ dàng phát hiện.
Còn có thêm một cách cất dấu khá an toàn nữa là làm thang dây kéo gỗ lên vách đá nhô ra để cất giấu. Khi người ta đi ở dưới sẽ bị khuất tầm nhìn rất khó phát hiện.
Đảo lộn vì sưa
Cũng từ khi 3 cây sưa cổ thụ ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng bị đốn hạ, cuộc sống của người dân quanh khu vực này bị xáo trộn với giấc mơ gỗ sưa. Nhiều người dân đã kéo nhau vào rừng tìm vận may, xin xỏ, mót ít cành, ngọn, bai vai, hay xin kiếm một suất gùi thuê …
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, cơ quan quản lý, bảo vệ rừng đã không làm tốt nhiệm vụ khi để cho 3 cây sưa cổ thụ ở Hưng Trí bị đốn hạ.
Người chưa tìm được vận may thì cứ hi vọng, tiếp tục vào rừng. Người trúng sưa rồi thì lo sợ bị băng nhóm cướp giật đến cướp tiền, cướp gỗ, giết người, sợ pháp luật trừng trị vì tội phá rừng. Theo ông N. ở thôn 3 Thanh Sen, thỉnh thoảng một, vài người trong nhóm trúng sưa vẫn lẻn về nhà vào ban đêm. Họ gầy gò, đen đúa lắm, mắt sâu hoẳm, gò má trơ xương. Đúng là “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”.
Ngày 15/5, Trưởng công an xã Phúc Trạch Nguyễn Văn Nam cho biết, hiện 11 người trong nhóm đốn hạ 3 cây sưa vẫn không có mặt ở địa phương. Khi có thông tin họ mới từ rừng ra vào ban đêm, chúng tôi liền đến nhà kiểm tra, nhưng lại không thấy.
Ông Nam cũng cho biết, hiện người dân vẫn còn trốn vào rừng tìm gỗ sưa, dù đã được tuyên truyền vận động.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?