Theo luật sư, nếu cơ quan điều tra chứng minh chủ chiếc Camry biết rõ người rửa ôtô không có bằng lái vẫn nhờ đưa xe đi sửa thì chủ phương tiện có dấu hiệu phạm tội.
![]() |
|
Chiều 29/2, Nguyễn Quang Vinh (39 tuổi, trú quận Long Biên) đến Công an quận Long Biên (Hà Nội) đầu thú, khai nhận chính là người lái chiếc Camry tông chết 3 nạn nhân.
Tài xế này trình bày, sáng cùng ngày có khách lái chiếc xe màu bạc đến tiệm rửa xe của gia đình, cắm chìa khóa ở ổ. Thấy đèn nháy đỏ liên tục, Vinh nghĩ chiếc Camry gặp lỗi nên đánh xe đến gara gần đó để kiểm tra. Đến phố Ái Mộ, Vinh lái xe lấn làn, tông chết 3 người.
Từ lời tự khai của Vinh, nhiều người đặt câu hỏi chủ chiếc Camry có trách nhiệm liên đới trong vụ tai nạn hay không? Người lái chiếc Camry đến tiệm rửa là chủ xe hay một người khác?
Nguyễn Quang Vinh đến đầu thú, nhận là người cầm lái chiếc Camry. Ảnh: Tùng Lâm.
Về việc chủ chiếc Camry liên đới thế nào sau vụ tai nạn, luật sư Nguyễn Anh Thơm - Văn phòng luật sư Nguyễn Anh (Đoàn luật sư Hà Hội) cho rằng có 3 khả năng xảy ra.
Thứ nhất, nếu cơ quan điều tra có căn cứ chứng minh Nguyễn Quang Vinh tự ý lái xe của khách ra đường, thì chủ phương tiện không có lỗi. Trong trường hợp này, chủ phương tiện không có trách nhiệm phải bồi thường trách nhiệm dân sự.
Thứ hai, nếu cơ quan điều tra có căn cứ chứng minh chủ xe Camry nhờ Vinh lái ôtô đi sửa thì người đó phải bồi thường trách nhiệm dân sự.
Điều 632 Bộ luật Dân sự quy định về “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”: Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo luật sư Thơm, sau đó chủ phương tiện có thể khởi kiện lái xe để giải quyết đòi lại số tiền ở vụ kiện dân sự khác. Nếu không khởi kiện thì 2 bên tự thỏa thuận về số tiền chủ phương tiện đã bồi thường.
Thứ ba, nếu cơ quan điều tra chứng minh chủ phương tiện biết rõ người rửa xe không có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật (không có bằng lái), mà điều khiển xe đi sửa hộ thì chủ phương tiện có dấu hiệu phạm tội Điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ.
Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 205 Bộ luật Hình sự. Ngoài ra chủ phương tiện phải có trách nhiệm bồi thường trách nhiệm dân sự theo quy định tại Điều 632 Bộ luật dân sự.
Liên quan đến các chế tài xử lý người điều khiển phương tiện không có bằng lái, sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông và gây tai nạn, luật sư Thơm cho biết đây là những tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự về tính chất mức độ hành vi phạm tội được quy định tại Khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự.
Vị luật sư cho rằng, căn cứ điều 202 Bộ luật Hình sự tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, lái xe Camry tông chết 3 người có thể phải chịu hình phạt đến 15 năm.
Clip đang được xem nhiều nhất: Sau thông báo ly hôn chồng doanh nhân, Vũ Thu Phương hiện ra sao?


-
Chú ý: Vi phạm điều này khi cho người khác vay tiền có thể bị phạt rất nặng, thậm chí đi tù
-
Công an cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo mới: Chưa từng xuất hiện trước đây!
-
Theo quy định mới, trẻ em từ bao nhiêu tuổi buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông?
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt




-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển