Trước quy định của Bộ NN&PTNT về việc người dân nuôi chó mèo phải đăng ký với chính quyền cấp xã, Chi cục Thú y và Trạm Thú y, cả người dân và chính quyền đều cho rằng quy định này quá bất cập và không khả thi.
Quyết định “đeo số” cho chó mèo gây nhiều ý kiến trái chiều |
Theo Quyết định 2891/QĐ-BNN-TY vừa được phê duyệt về kế hoạch khống chế và loại trừ bệnh dại năm 2012, kèm theo đó là bản kế hoạch với những nội dung và hành động cụ thể của Bộ NN&PTNT, tới đây, UBND cấp xã phải lập sổ theo dõi số lượng chó mèo nuôi, số hộ có nuôi chó mèo trên địa bàn xã.
Chi cục Thú y và Trạm Thú ý phải có sổ theo dõi số lượng chó nuôi, số hộ có nuôi chó trên địa bàn tỉnh và huyện.
Cũng theo quyết định này, chủ vật nuôi phải thực hiện đăng ký chó, mèo với UBND xã và được cấp số. UBND các cấp thành lập đội chuyên bắt giữ chó mèo thả rông hoặc chó mèo nghi mắc bệnh dại.
Quyết định mới này của Bộ NN&PTNT đang gây nhiều ý kiến trái chiều trong nhân dân. “Nếu cứ theo đúng quy định này, khi nhà tôi mua một con chó về nuôi, tôi phải mang lên UBND phường đăng ký.
Mua được vài ngày con chó bị bắt trộm hay ốm chết tôi lại phải lên phường báo khai tử. Hay nuôi lớn một chút, trước hôm giết thịt tôi cũng phải lên phường thông báo à?”, anh Hoàng Vượng, trú tại Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội, thắc mắc.
Với những hộ gia đình nuôi chó lấy thịt, họ càng cho rằng việc đăng ký chó, mèo quá bất cập. Anh Nguyễn Văn Tuấn, trú tại Văn Điển - Thanh Trì (Hà Nội) lo lắng: “Nhà tôi nuôi cả thảy gần 10 con chó đẻ và hàng chục con chó thịt. Chỉ riêng 10 con chó đẻ này, mỗi năm 2 lứa. Mỗi con mẹ đẻ ra 5, 7 con con.
Nuôi vài tháng tuổi, chó con tôi vừa bán vừa để nuôi lấy thịt. Rồi thì chó thịt mua đi bán lại liên tục. Chỉ việc đi đăng ký và thông báo số chó mình nuôi để “đánh số” cho từng con chắc nhà tôi cũng phải cử ra mấy người mất”.
Quy định mới này có vẻ cũng “làm khó” các chủ quán thịt chó. Mỗi quán thịt chó trung bình làm thịt cả tạ chó. Theo quy định, mỗi ngày, chủ quán phải lên phường báo cáo chi tiết xem hôm này tình hình nuôi nhốt chó tại nhà mình ra sao.
Bên cạnh đó, một số gia đình nuôi chó mèo cảnh đắt tiền lại khá ủng hộ quy định đánh số cho chó mèo. Họ cho rằng khi đó con vật cưng vốn đã “độc” của họ lại càng thêm “độc” và có thể dễ dàng tìm kiếm hơn khi bị thất lạc. Tuy nhiên những người nuôi chó cảnh cũng băn khoăn về tổ đặc nhiệm chuyên đi vợt chó mèo rông và có quyền tiêu hủy con vật sau 72 giờ không có người tới nhận.
Anh Nguyễn Thái Anh, trú tại Trung Hòa - Cầu Giấy (Hà Nội) bất bình: “Con chó cảnh nhà tôi có giá hàng chục triệu đồng. Nếu lúc thả chó đi vệ sinh hay lúc nó trốn ra ngoài không may gặp đội chuyên trách này, bị vợt mất. Giả sử họ có thực sự mang về nuôi nhốt tại trạm thú y hay mang đi tiêu hủy hay không thì có trời mới biết”.
Không chỉ người dân đa phần không đồng tình với quy định “đeo số” cho chó mèo, ngay cả chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn cũng có phần... ngao ngán.
Bà Phạm Thị Hải Yến - Phó Chủ tịch UBND phường Trung Hòa - Cầu Giấy (Hà Nội) - cho biết: “Chúng tôi chưa nhận được chỉ đạo thực hiện chính thức quyết định của Bộ NN&PTNT về việc quản lý chó mèo như vậy.
Hàng năm, chúng tôi vẫn triển khai việc tiêm phòng bệnh dại với vật nuôi đạt chỉ tiêu từ 90 đến 98%. Mặc dù chế tài có quy định xử phạt những gia đình không đưa chó mèo đi tiêm phòng dại nhưng thực tế việc xử phạt gần như không thể thực hiện”.
Theo bà Yến, bây giờ thêm quy định phải quản lý “hộ khẩu” với chó mèo là rất bất cập và khó nhận được sự đồng tình của người dân. Bởi chó mèo là vật nuôi không ổn định và không có giá trị cao, vốn đã không thuộc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký.
Quy định này gây khó khăn vì thống kê được số lượng chó mèo đã khó, quản lý được sự biến động của số chó mèo này còn khó hơn. Bà Yến cho rằng không thể có một lượng nhân lực lớn như vậy đi làm việc đó.
Tại nhiều tỉnh, thành khác, các cán bộ cấp cơ sở cũng chưa nắm được thông tin về quy định mới này của Bộ NN&PTNT. Ông Nguyễn Thế Tài - Chủ tịch UBND xã Nam Sơn và ông Nguyễn Văn Sa - Chủ tịch UBND phường Vũ Ninh - TP Bắc Ninh (Bắc Ninh) đều cho biết chưa nhận được bất kỳ văn bản hay sự chỉ đạo nào về Quyết định 2891/QĐ-BNN-TY.
Ông Nguyễn Văn Sa nhận xét, việc phải triển khai lực lượng đăng ký và quản lý số chó, mèo là rất khó song nếu có thể quản lý được tốt những con vật nuôi có nguy cơ lây truyền bệnh dại này cũng là một điều đáng mừng và nên làm.
Quyết định 2891/QĐ-BNN-TY có thể có giá trị trong việc nâng cao nhận thức và sự cảnh giác của người dân về bệnh dại, đồng thời chất lượng việc giám sát bệnh dại ở động vật của ngành thú y và địa phương các cấp cũng sẽ được nâng cao. Tuy nhiên, theo ông Sa, cách thực hiện quyết định này cần phải được xem xét phù hợp với thực tiễn cuộc sống hơn.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Khái - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang - cho biết: Sở này chưa nhận được văn bản chỉ đạo chính thức nào từ Bộ NN&PTNT về việc thực hiện quyết định 2891/QĐ-BNN-TY.
Tuy nhiên, việc quản lý chó mèo bằng “đánh số” và lập đội chuyên trách vợt chó mèo thả rông là điều không khả thi, đặc biệt với một tỉnh miền núi như Bắc Giang.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%