'Lúc đầu tôi gọi hỏi bên trong có người không, nhưng không ai trả lời. Gọi khoảng 20 lần thì có người khóc, hoảng loạn kêu cứu', chiến sĩ công binh Hoàng Văn Thảo kể.
Chiến sĩ đầu tiên thấy 12 nạn nhân kể lại phút 'thần kỳ' |
Lúc 16h38 ngày 19/12, toàn bộ 12 công nhân bị kẹt do sự cố sập hầm thuỷ điện Đạ Dâng - Đạ Chomo (tỉnh Lâm Đồng) đã được lực lượng cứu hộ giải cứu an toàn, sau đó nhanh chóng chuyển về bệnh viện cấp cứu, chăm sóc sức khỏe.
Tại hiện trường, người thân các công nhân hạnh phúc vỡ oà, khóc nức nở chứng kiến cuộc giải cứu thần kỳ. Nhiều tiếng hò reo cùng tiếng cười khi các công nhân ra ngoài.
Để có được kì tích này, hàng trăm chiến sĩ cứu hộ đã không quản ngại ngày đêm đào hầm, vận chuyển từng m3 đất đá. Công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn vì thường xuyên gặp phải đá cứng, cát trôi và nước tràn. Địa chất của khu vực này rất phức tạp khó lường, nếu không cẩn thận thì đất đá tiếp tục tụt xuống chôn vùi các nạn nhân.
Chiến sĩ công binh Hoàng Văn Thảo (24 tuổi, quê Phú Yên, thuộc Lữ đoàn 293, Binh chủng Công binh) không giấu được xúc động khi là người đầu tiên tiếp cận và đưa các nạn nhân ra ngoài: "Lúc gặp được các công nhân, tôi như không tin vào mắt mình. Tôi cảm thấy hạnh phúc và vui sướng khi những công nhân mắc kẹt đều an toàn trở về".
Theo chiến sĩ Thảo, anh cùng đội của mình nhận ca đào ngách phụ bên trái hầm chính vào khoảng 14h ngày 19/12. Tất cả anh em đều cố gắng hết ức đẩy nhanh tiến độ cứu người.
Đào được khoảng 14 m, các chiến sĩ công binh nhận thấy đất khu vực này khá mềm và nghe tiếng động khá hơn. Kinh nghiệm của một chiến sĩ công binh mách bảo, anh em trong nhóm nhận định đoạn hầm đã gần thông đến nơi các nạn nhân mắc kẹt, nên ai cũng làm việc khẩn trương hơn.
"Hơn 1 giờ cố gắng, chúng em đào thêm khoảng 5 m thì thấy một khe hở nhỏ do nước chảy trôi cát tạo nên, bên trong có ánh đèn sáng chiếu ra. Mấy anh em nhanh chóng đào theo khe hở này thì nghe bên trong có tiếng người", anh Thảo kể.
Các chiến sĩ cứu hộ vui mừng ôm lấy nhau khi cuộc giải cứu thành công
Các chiến sĩ công bình tiếp tục đào theo khe hở "thần kì" này thành một đường hầm cho 2 người chui qua được. Đến khi nhánh hầm thông với khu vực các nạn nhân gặp nạn, chiến sĩ Thảo là người đầu tiên chui vào bên trong.
"Lúc đầu tôi gọi hỏi bên trong có ai không, nhưng không ai trả lời vì những người gặp nạn đều đứng ở đầu bên kia. Gọi khoảng 20 lần thì bắt đầu có người khóc và hoảng loạn kêu cứu. Nghe được tiếng khóc và kêu cứu của mọi người, bọn tôi vô cùng sung sướng và hạnh phúc vì biết rằng họ đã được cứu", chiến sĩ Thảo kể.
Ngay lập tức anh Thảo cùng đồng đội báo cho mọi người xung quanh và tiến hành đưa từng người lên phía miệng hầm phụ để chuyển ra ngoài.
"Một số công nhân mắc kẹt khi nghe tiếng lực lượng cứu hộ đã vui mừng đến suýt ngất vì biết mình đã được sống sau nhiều ngày bị mắc kẹt trong hầm tối. Còn các chiến sĩ chúng tôi thì như vỡ òa, quên đi tất cả những mệt nhọc. Chỉ muốn đưa những người này ra ngoài càng nhanh càng tốt để được các bác sĩ chăm sóc, điều trị", anh Thảo nói.
Đến khoảng 17h, tất cả các công nhân được đưa ra ngoài sau hơn 80 giờ mắc kẹt. Lực lượng y tế tại hiện trường sơ cấp cứu rồi chuyển những người này vào bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng chăm sóc. May mắn, cả 12 người đều bình an vô sự, sức khỏe dần hồi phục.
Chiến sĩ Đào Đức Sỹ - đồng đội cùng tổ đào với anh Thảo - cho biết: "Đến lúc tôi đưa được nạn nhân vào trại quân y, đặt họ lên giường thì em mới thở phào nhẹ nhõm vì biết họ đã được an toàn rồi. Và lúc đó, tôi cảm thấy hạnh phúc nhất".
Thân nhân các công nhân bật khóc khi thấy người thân được đưa ra ngoài
Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng, sau khi đã hồi phục sức khỏe và ăn được bữa cơm sau những ngày mắc kẹt, công nhân Nguyễn Văn Quang (30 tuổi, quê Hà Tĩnh) kể lại thời điểm cả nhóm gặp nạn: “Kíp đầu hầm gồm 15 người, trong đó nhóm 12 người đi trước, 3 người đi sau. Vào hầm được khoảng 500 m thì bất ngờ hàng trăm khốu đất đá đổ sập xuống. Căn hầm chìm trong bóng tối khiến tất cả hoảng loạn".
Bị mắc kẹt trong hầm, ai cũng nghĩ sẽ phải bỏ mạng. Nhiều người cố gắng kêu cứu nhưng vô dụng. Hai ngày đầu, các công nhân đói khát và rất lạnh, phía dưới thì dưới nước dâng càng cao.
"Có lúc nước cao đến cổ khiến ai cũng nghĩ mình sẽ chết. Đúng những lúc nguy nan này, lực lượng cứu hộ đã đến với chúng tôi. Nước được rút đi, thức ăn và đèn sáng được đưa vào giúp mọi người cầm cự. Được đưa ra ngoài, chúng tôi như người chết được hồi sinh", anh Quang nói.
Nụ cười hạnh phúc của công nhân bị mắc kẹt dưới hầm khi được chăm sóc tại bệnh viện tỉnh Lâm Đồng
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%