Mỗi khi có dịch Sởi, chính phủ Australia sẽ phát cho từng gia đình những tài liệu cần thiết, trong đó có 7 điều nên làm cho những bệnh nhân mắc sởi.
Cho trẻ mắc sởi uống nhiều nước là một trong những việc rất quan trọng. |
Ở Australia, bệnh sởi gần như được xóa bỏ do chương trình tiêm phòng trẻ em. Tuy nhiên, vài năm gần đây, cả nước cũng trải qua vài dịch sởi, và mỗi lần số ca ghi nhận thường dưới 30 người, phần lớn là ở trẻ em nước ngoài di cư đến Australia.
Tỉ lệ phát sinh (incidence) dao động trong khoảng 0.5 đến 6 ca trên 1 triệu người. Tuy chỉ là vài ca, hay cao lắm là 25 ca, thì cả hệ thống y tế công cộng vào cuộc. Australia có sẵn một tài liệu hướng dẫn ứng phó với dịch. Nguyên lí là không để dịch sởi lan tràn, và khống chế dịch ngay từ cơ sở. Theo đó, họ làm 4 bước như sau:
Bước 1: Ra thông báo “alert”, tức cảnh báo công chúng rằng bệnh sởi đang xảy ra;
Bước 2: Ở mỗi bang, lập ra một nhóm đặc nhiệm, bao gồm chuyên gia y tế cộng đồng bác sĩ, y tá, đại diện tổ chức cộng đồng. Nhiệm vụ của đội đặc nhiệm là quản lí và hướng dẫn phòng ngừa sởi;
Bước 3: Đội đặc nhiệm đi xuống tận cơ sở (như trường học, cộng đồng xa) để tiêm phòng, cung cấp thông tin và hướng dẫn phòng ngừa và tự điều trị cho các gia đình;
Bước 4: Thu thập dữ liệu về sởi và theo dõi chặt chẽ tiến triển của dịch.
Ở Australia, trong vài chục năm nay không có ai chết vì sởi.
Nhìn qua những bước phòng ngừa bệnh như trên và đối chiếu lại với cách VN làm, chúng ta dễ thấy vài khác biệt. Ở VN, bệnh nhân tràn về các bệnh viện lớn ở Hà Nội, và điều kinh ngạc nhất là nhiều trẻ em nằm chung giường với cha mẹ! Bệnh sởi là bệnh lây lan, mà để bệnh nhân trong tình huống như thế thì khả năng lây chéo là điều khó tránh khỏi. Ở Australia, chỉ cần 1 ca bệnh nhiễm là bệnh viện lập tức cách ly ngay, thân nhân không được vào (chỉ nhìn quá cửa kiếng). Tuy nhiên, tôi đoán với hàng trăm ca nhập viện cùng một lúc thì việc cách ly như Australia rất khó thực hiện. Tôi vẫn không hiểu tại sao không chuyển bệnh nhân sang các bệnh viện khác?
Phần lớn những phương cách ứng phó của ngành y tế VN vẫn là… tuyên truyền. Theo tôi thấy, tuyên truyền là một cách làm thụ động và không giúp ích gì trong thực tế, vì chắc gì người dân nghe. Ở Australia, người ta không chỉ ngồi một chỗ viết “tuyên truyền” mà họ TRỰC TIẾP đi xuống từng trường học để làm (tiêm phòng, hướng dẫn ngừa dịch).
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%