Công an tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có thông tin cảnh báo về việc nhiều trường hợp người dân bị vướng vào bẫy lừa đảo đi làm "việc nhẹ lương cao" ở Campuchia.
|
Thông tin từ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian qua đơn vị đã tiếp nhận nhiều đơn trình báo của người dân liên quan đến việc con, em mình bị lừa đưa sang Campuchia làm việc trái phép.
Theo đó, với phương thức, thủ đoạn thông qua mạng xã hội hoặc các mối quan hệ quen biết, các đối tượng mời chào, lôi kéo người lao động qua Campuchia làm việc với lời hứa hẹn "Công việc ổn định, việc nhẹ lương cao".
Tin vào những lời mời chào, quảng cáo từ các trang mạng xã hội, nhiều người đã sập bẫy để rồi bị "bán" sang Campuchia. Tại đây, họ bị đưa vào những tòa nhà biệt lập nằm giữa rừng sâu hay sát biển, hằng ngày bị canh gác. Hầu hết các nạn nhân đã phải trải qua cuộc sống tủi nhục, bị dọa nạt, đánh đập, bị nhốt, bị bỏ đói… Và nếu muốn về lại Việt Nam, gia đình nạn nhân phải bỏ tiền chuộc từ 60 đến 200 triệu đồng.
Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo thông qua mạng xã hội. Ảnh: CACC
Theo Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, chỉ cần nhập từ khóa "việc làm Campuchia" trên mạng xã hội Facebook có thể thấy rất nhiều hội, nhóm hiện ra với những lời mời chào như thu nhập ổn định, hơn 20 triệu/tháng, không tốn chi phí, không yêu cầu kinh nghiệm, chỉ cần biết đánh máy, công việc nhẹ nhàng, visa chính ngạch… cùng nhiều cam kết hấp dẫn khác.
Tin vào điều này, không cần xác minh, nhiều thanh niên đã trốn gia đình, liên lạc với các tổ chức, cá nhân trên mạng xã hội để rồi bị bọn lừa đảo sử dụng nhiều cách đưa họ vượt biên sang Campuchia bằng cả đường chính ngạch hoặc nhập cảnh trái phép. Thậm chí các đối tượng lừa đảo còn sẵn sàng ứng tiền công trước để dụ dỗ người lao động.
Anh T. (trú tại TP Huế, một nạn nhân của "bẫy" lừa đảo này) cho biết, sau hơn 1 tháng bị giam lỏng tại nước này, không chịu nổi cuộc sống ở đây, anh đã phải cầu cứu gia đình bỏ số tiền hơn 60 triệu đồng để chuộc anh về Việt Nam.
Theo anh T., trước đó anh lên Facebook thì biết được một đơn vị tuyển làm việc tại Campuchia. Công việc mà các đối tượng chào mời là tuyển nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên làm sale… với mức lương khoảng 1.000 USD/tháng. Sau đó, anh T. đã đăng ký để làm việc.
"Khi qua Campuchia, nếu như mình chống đối hoặc không làm vừa ý thì bị các đối tượng đánh, rồi bán mình đi công ty khác với giá cao hơn để lấy lời. Để trở về được Việt Nam chỉ có cách là bỏ trốn hoặc phải liên hệ với gia đình để bỏ tiền ra chuộc về", anh T. cho hay.
Một nạn nhân trình báo với cơ quan công an.
Chị Thi (người thân một nạn nhân khác tại TP Huế) cũng cho biết, tin lời quảng cáo trên Facebook, em trai chị đã bị lừa đưa sang Campuchia theo đường biển, lên Hà Tiên- Kiên Giang rồi sang Campuchia và bị nhốt trong tòa nhà biệt lập.
Ngoài em trai chị Thi còn có rất nhiều nạn nhân khác là người Việt Nam. Mỗi ngày, các nạn nhân phải làm việc liên tục từ 15-16 tiếng, bị quản lý công ty đánh đập. Sau hơn 1 tháng, em trai chị Thi không chịu được nữa xin nghỉ thì công ty yêu cầu phải trả hơn 90 triệu đồng gọi là chi phí và bồi thường hợp đồng lao động. Hết cách, nạn nhân phải liên lạc về gia đình chuyển tiền sang Campuchia để chuộc đưa người về Việt Nam.
Theo Thượng tá Phan Gia Năm, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, qua công tác nghiệp vụ, cũng như qua các đơn thư tố giác của gia đình người bị hại, đơn vị đã tham mưu cho cấp trên chỉ đạo các đơn vị, địa phương làm tốt công tác tuyên truyền để ngăn ngừa các đối tượng này không tiếp tục hoạt động.
Hiện nay, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đang phối hợp với các Cục nghiệp vụ- Bộ Công an xác minh, điều tra làm rõ những trường hợp nạn nhân bị lừa đưa sang Campuchia tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Cùng với đó, phối hợp với cơ quan chức năng ở nước sở tại để đưa các nạn nhân trở về Việt Nam an toàn trong thời gian tới.
Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đưa ra khuyến cáo, khi có nhu cầu tìm kiếm việc làm, mỗi người dân cần cảnh giác, tìm hiểu kỹ các thông tin về nơi thuê lao động, liên hệ các đơn vị có chức năng tư vấn, môi giới xuất khẩu lao động đã được Nhà nước cấp phép để được hướng dẫn cụ thể… tránh bị sập bẫy lừa đảo.
Nguồn: https://toquoc.vn/canh-bao-bay-lua-dao-sang-campuchia-lam-viec-nhe-luong-cao-20220712164251818.htm..
Clip đang được xem nhiều nhất: Sau thông báo ly hôn chồng doanh nhân, Vũ Thu Phương hiện ra sao?
- Bỏ đếm giây đèn tín hiệu, nâng mức xử phạt vượt đèn đỏ lên 20 triệu đồng, nhiều người lo lắng, cục CSGT lên tiếng
- Đi xe máy qua vạch sơn, đèn chuyển vàng và đỏ có bị cảnh sát xử phạt không?
- Đốt pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 tại nhà, người dân có bị phạt không?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này
- Bỏ đếm giây đèn tín hiệu, nâng mức xử phạt vượt đèn đỏ lên 20 triệu đồng, nhiều người lo lắng, cục CSGT lên tiếng