Những bản làng biên giới xứ Thanh vốn rất yên bình thì giờ đây phải gồng mình chống chọi với cái án “tử” mà bão “ết” đã một lần đi qua…
Bão “ết” đi qua ở bản Na Tao khiến nhiều phụ nữ mất chồng, con mất cha |
Trong những ngày đông giá rét, chúng tôi đã có một lần ngược lên miền Tây của tỉnh Thanh Hóa. Huyện Mường Lát là huyện được chúng tôi sẽ chọn làm điểm đặt chân đến. Những khúc cua gấp, những con dốc sâu thẳm cứ lần lượt hiện ra trước mắt chúng tôi kèm theo nỗi sợ hãi. Sợ là chưa đi được đến nơi mà “bỏ mạng” thì khổ lắm. Nhưng may thay, với sự cẩn trọng của mọi người, nhất là “bác tài” sau gần 11 tiếng đồng hồ ngồi trên xe cuối cùng bức huyện miền núi xa nhất tỉnh Thanh Hóa cũng hiện ra trước mắt chúng tôi.
Dạo quanh những bản làng, dãy nhà sàn nằm sát bên vách núi, với ruộng bậc thang, cánh đào rừng đang hé nở, những đứa trẻ thơ ngây đang đứng hai bên đường vui đùa như ngày hội, nhưng ít ai biết đằng sau cái thơ mộng đó là cả một nỗi đau...
Khói lam chiều trong căn nhà sàn, đâu còn là nơi sum vầy, cười vui của cả gia đình mỗi khi chiều về. Con thơ không còn được gọi tiếng cha, vợ không còn được gọi tiếng chồng, những người còn sống ở những bản làng có án “tử” đang treo lơ lửng trên đầu cũng đều do ma túy, HIV/AISD gây ra.
Bão “ết” đi qua, những bản làng đẹp như trong thơ đã không còn nữa, thay thế vào đó là nỗi sợ hãi, sự ảm đạm lạnh lẽo đến vô cùng. Tâm sự với chúng tôi, chị Ngân Thị Lòng (SN 1986), bản Na Tao, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, chị Lòng ngậm ngùi: hai vợ chồng cưới nhau năm 2009, cả gia đình đang hớn hở đón đứa con đầu lòng của anh chị, thế nhưng khi đứa con trai của anh chị vừa chào đời cũng là lúc người chồng của chị dính phải chất ma túy. Sau một thời gian động viên của chị cùng bố mẹ đẻ, chồng chị Lòng đã đi cai nghiện nhưng mới được hơn một tháng anh lại trốn về, nhất quyết không đi nữa vì không chịu được sự thèm khát trước sự “khiêu gợi” của “nàng tiên nâu”.
“Đến năm 2011, thấy sức khỏe của chồng yếu đi rất nhiều, tôi đưa chồng đi xét nghiệm HIV, tôi chết lặng người khi cầm trên tay kết quả xét nghiệm của chồng là dương tính” – chị Lòng xót xa.
Nỗi xót xa vô bờ bến đã khiến người phụ nữ miền Tây như chị Lòng không thể tin vào cái số phận nghiệt ngã đó. Đâu chỉ riêng mình chồng chị, mà ngay cả bản thân chị, đứa con chị sắp chào đời cũng bị bão “ết” cuốn theo. Ước mơ nhỏ nhoi cùng của một gia đình mong được sống bình thường như bao gia đình khác thì giờ chỉ là sự khôn cùng, vô vọng.
Vượt lên nỗi đau, giám đối mặt với sự thật, họ đã biết động viên, giúp đỡ nhau để chống lại cơn bão “ết”
Không riêng gì hoàn cảnh của chị Lòng, một giáo dục viên tên là Hà Văn Lượng, 28 tuổi, bản Na Tao cũng chia sẻ: “Hồi còn trẻ mình cũng ham chơi bời nên cũng đã mang trong mình căn bệnh HIV thế kỷ này. Sức khỏe ngày càng giảm, tinh thần suy sụp, nhiều lúc mình nghĩ muốn chết đi cho rảnh nợ”.
Cũng theo anh Lượng, khi biết mình bị bệnh HIV thì những người xung quanh xa lánh, không giám đến gần mình. Nhưng đầu tiên một vài người rồi hàng chục người bị nhiễm nên nó cũng dần trở thành câu chuyện hằng ngày ở nơi heo hút này.
Dù vẫn biết căn bệnh thế kỷ không gì cứu chữa, nhưng họ cũng đành lòng dặn lòng cố gắng sống tốt trong quãng thời gian còn lại. Họ đã cùng nhau dìu qua cái mặc cảm, sự thờ ơ để động viên nhau sống tốt hơn.
“Tôi biết đã bị nhiễm HIV, không thể chữa trị được, nhưng từ đó mình tự hứa với lòng mình sẽ không để cho một ai trong bản mắc căn bệnh quái ác này nữa, phải nói cho mọi người hiểu về tác hại của ma túy và căn bệnh HIV này để mọi người tránh xa ra. Hiện giờ tôi đã có vợ, có con; Vợ con tôi khỏe mạnh, không bị lây nhiễm từ tôi”- anh Lượng tâm sự thêm.
Để hiểu rõ hơn về cơn bão “ết” ở đây, chúng tôi đã tìm gặp ông Vi Văn Thấm là trưởng bản Na Tao thì được biết thêm nhiều điều câu chuyện buồn ở bản làng này. Hiện nay cả bản Na Tao có tới 157 hộ/676 nhân khẩu; trong đó 11 đối tượng nghiện chích ma túy; tổng số người nhiễm HIV 40 người, trong đó có 26 người đang điều trị ARV.
Tuy nhiên, đấy chỉ là con số trên giấy tờ. Còn thực tế thì theo như trưởng bản Vi Văn Thấm còn cao hơn rất nhiều, bởi nhiều người không giám đối mặt với sự thật, từ đó không chịu đi xét nghiệm. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, tại bản Na Tao đã có 8 người chết vì AISD. Tình hình an ninh trật tự tại bản luôn bất ổn, thường xuyên xảy ra chộm cắp, đánh nhau.
Riêng theo báo cáo từ Trung tâm y tế huyện Mường Lát chỉ tính trong năm 2012, toàn huyện đã phát hiện thêm 594 người nghiện ma túy. Từ 2001 đến nay có 401 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó 181 người chuyển sang AIDS, 59 người đã tử vong. Hiện nay đang điều trị ARV cho 155 người.
Chia tay Mường Lát, chúng tôi trở về thành phố sau những ngày mệt nhọc, Trong đầu tôi chợt nhớ lại bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có đoạn: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi/ Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi/ Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi/Mường Lát hoa về trong đêm hơi…”. Thơ mộng là thế nhưng sao vẫn thấy ảm đạm khi khói chiều lên hương ở vùng biên xứ Thanh này.
“Theo thống kê của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết 4/2012, trên địa bàn toàn tỉnh số người nhiễm HIV đã phát hiện ở 547/636 xã, phường của 27/27 huyện, thị xã, thành phố với tổng số người nhiễm HIV còn sống là: 2.694 người, số bệnh nhân AIDS là: 2.146 người, đã tử vong 958 người. Tổng số bệnh nhân đang được điều trị ARV 1.631 người. Thành phố Thanh Hóa, Quan Sơn, Mường Lát…là những huyện trọng điểm về ma túy/HIV” |
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%