Dịch Ebola đã và đang lây lan một cách nhanh chóng tình trạng khẩn cấp được thiết lập ở các quốc gia có dịch, tới thời điểm này đã có hơn 1000 người chết bởi virut ebola.
Ám ảnh bởi sự tàn phá của dich Ebola |
Tổ chức y tế thế giới đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với dịch Ebola sau khi có thêm Nigeria thiết lập trình trạng khẩn cấp.
Đại dịch Ebola từng xảy ra năm 1976 ở Tây Phi, virus Ebola đã lây lan cho 2.400 người và 1/3 số người này đã tử vong. Khủng khiếp hơn cả là Ebola đang quay lại và một lần nữa tàn phá nơi đây - khu vực Tây Phi.
Sẽ không ai có thể đoán trước điều gì sẽ xảy ra khi tốc độ lây lan của virut ngày một nhanh. Các nhà chức trách và y tế đang quan ngại dịch Ebola sẽ trở thành một dịch bệnh toàn cầu bởi tình hình ở châu Phi hiện tại có thể nói là ngoài tầm kiểm soát.
Dơi được cho là nguyên nhân lây truyền virus Ebola.
Từ khi dịch Ebola bùng phát trở lại các nhà khoa học đã tìm ra dơi chính là vật trung gian mang virut Ebola. "Chúng tôi đã phát hiện ra dơi là vật trung gian mang virus Ebola. Chúng tôi đã thông báo lệnh cấm trên cả nước. Người dân thậm chí còn cần phải ngừng ăn cả thịt chuột và thịt khỉ vì hai loại này cũng có nguy cơ cao," Remy Lamah, bộ trưởng bộ Y tế Guinea trả lời phỏng vấn Bloomberg.
Ebola là một loại virus gây xuất huyết. Tốc độ lây lan nhanh bởi khả năng xâm nhập dễ dàng theo máu hoặc huyết tương lan ra khắp cơ thể người, gây sốt cao, tiêu chảy, nôn, xuất huyết nội và xuất huyết ngoại. Hiện chưa có vắcxin phòng chống hay phương pháp điều trị hiệu quả, do đó virus Ebola gây tử vong cho 90% trường hợp mắc bệnh.
Tính từ thời điểm 22/3/2014 dịch Ebola được phát hiện, chỉ sau 4 tháng virut này đã lây truyền tới 4 nước Tây Phi, bao gồm: Guinea, Liberia, Sierra và Nigeria, với số người nhiễm bệnh lên đến hơn 1300 người và số người tử vong là hơn 729 người.
Sự lây lan không biên giới này càng ngày càng trở nên khó kiểm sóat bởi có nhiều người nhiễm dịch đã di chuyển tới các vùng khác. Trước sự bùng phát dữ dội ở Tây Phi, các nước châu Âu, châu Á đang đặt cảnh giác cao độ, tại các khu vực nhập cảnh các trạm kiểm soát đã được đặt để kiểm tra các hành khách đi từ vùng dịch.
Hiện tại chưa có một phương thuốc và vaccine nào có thể chích ngừa Ebola. Tuy nhiên, theo thông tin tại Mỹ thì đang có một vài loại vaccine được thử nghiệm, hy vọng sẽ là 'liều thuốc' cứu sống thế giới.
Hình ảnh bệnh nhân nhiễm virut ebola với tỷ lệ sống 10%. Tại những đất nước đang sống trong tâm dịch, những người nhà, hay chính những thi thể của nạn nhân đang rất cần sự quan tâm của cộng đồng.
Các tổ chức y tế đang hoạt động hết sức để khống chế đại dịch cũng như cứu chữa người nhiễm bệnh.
Đau xót hơn cả là những thi thể bị bỏ rơi ngoài đường bởi một phần từ sự sợ hãi của người dân đối với Ebola.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?