Một đứa trẻ sơ sinh chưa hề biết nói gì nhưng chính ngôn ngữ cơ thể của nó thay cho những lời nói để thể hiện tâm trạng, cảm xúc và mong muốn của trẻ.
![]() |
|
Chắc hẳn những ngày đầu mới sinh ra các mẹ rất khó có thể hiểu được trẻ đang muốn nói điều gì với bạn, đừng quá lo lắng vì bạn sẽ đọc được suy nghĩ của trẻ bởi những mẹo đơn giản này.
1. Khua chân
Bé nhà bạn đang rất vui, và bé thể hiện bằng cách khua chân đấy. Thường thì các bé sẽ khua chân khi tắm trong bồn và khi nói chuyện với mẹ nữa.
Bạn nên làm gì?
Hãy đặt bé vào lòng và hát cho bé nghe. Vì khua chân theo giai điệu cũng làm cho bé vui hơn đấy.
2. Cong lưng
Bé cong lưng khi bị đau hoặc thấy không thoải mái. Thường là khi bé bị trớ bé sẽ cong lưng trước tiên.
Bạn nên làm gì?
Hãy giúp bé thấy thoải mái hơn. Nếu bé cong lưng khi đang bú mẹ thì có thể bé đang chuẩn bị bị trớ đấy. Đừng cố cho bé ăn nữa khi bé trớ ra hoặc khóc, hãy cố làm cho bé thấy thoải mái.
3. Đập đầu
Bé cố đập đầu xuống sàn hoặc thành của cũi khi bé thấy đau hoặc khó chịu. Bạn có thể nhận thấy bé đang khó chịu như nào qua cách bé đập đầu.
Bạn nên làm gì?
Nếu thấy bé đập đầu thường xuyên. Tốt nhất hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa, và nói cho bác sĩ biết những dấu hiệu mà bạn nhận thấy nhé.
4. Nắm tai
Bé thường nắm tai mình khi đang vui vẻ hoặc muốn khám phá tai mình ra sao. Bé cũng thường nắm tai khi đang mọc răng đấy. Nhưng nếu bé nắm lấy tai và khóc thì có thể tai bé đang có vấn đề.
Bạn nên làm gì?
Tham gia với bé, giúp bé định vị vị trí tai của bé ở đâu tốt hơn. Giúp bé thấy thoải hơn khi mọc răng. Và hãy đưa bé đến bác sĩ nhi để khám tai cho bé nhé.
5. Nắm chặt tay
Các bé thường nắm chặt tay thành nắm đấm. Nhưng đôi khi đó có thể cho thấy bé đang đói hoặc đang căng thẳng. Khi đói, bé sẽ dễ cáu hơn và nắm chặt tay mình.
Bạn nên làm gì?
Cho bé bú khi bé đói. Nếu bé có thói quen nắm tay sau 3 tháng tuổi thì hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa xem thế nào nhé.
6. Gặm đầu gối
Bé sẽ gặm đầu gối khi tiêu hoá của bé có vấn đề. Có thể là bé đang bị đường ruột hoặc táo bón.
Bạn nên làm gì?
Giúp bé thấy thoải mái hơn. Tránh dùng nhiều thức ăn tạo khí. Kiểm tra sức khoẻ của bé với bác sĩ nhi khoa. Và cho bé uống đủ nước và nước ép mận pha loãng nhé.
7. Giật cánh tay
Đây chỉ là do bé phản ứng với môi trường xung quanh thôi. Bé sẽ giật cách tay nếu như bất chợt nghe thấy tiếng động gì đó hoặc phản ứng với ánh sáng đột ngột. Bé cũng có thể giật cánh tay khi bạn đặt bé xuống sàn và bé có cảm giác mất đi sự hỗ trợ từ bạn.
Bạn nên làm gì?
Giật cánh tay là phản ứng bình thường của bé. Và động tác này sẽ không còn sau 4 tháng tuổi. Quấn bé bằng chăn hay thứ gì đó ấm áp, để bé không cảm thấy hẫng khi bạn đặt bé xuống giường nhé./.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai


-
Con dâu sợ nhất lấy phải nhà chồng kiểu gì? Không phải nghèo khó, 3 kiểu gia đình này mới thực sự là 'ác mộng'
-
Phụ nữ có hai thời điểm bộc phát 'nhu cầu' mạnh nhất, đàn ông tinh tế nhất định phải biết
-
'Mặt trái' của người IQ cao: Đọc xong, cha mẹ liệu có làm mọi cách khiến con thông minh hơn?
-
3 thứ càng to, đàn ông càng thành đạt, giàu có, thậm chí hết mực chiều vợ thương con




-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất