Hôm nay (16/4), Hàn Quốc tưởng niệm 5 năm ngày xảy ra vụ chìm phà Sewol khiến hơn 300 người, đa phần là trẻ em, thiệt mạng.
|
Ngày 16/4/2014, chiếc phà Sewol có trọng lượng 6 nghìn 825 tấn đã chìm ngoài khơi đảo Jindo, miền Nam Hàn Quốc, làm 304 người thiệt mạng, trong đó 9 người vẫn mất tích, hầu hết các nạn nhân đều là học sinh trung học phổ thông đang thực hiện chuyến dã ngoại.
Nhiều em đã phải bỏ mạng chỉ vì tuân theo chỉ dẫn của đoàn thủy thủ, vẫn ở trong ca-bin trong khi nhiều thủy thủ đoàn đã thoát ra ngoài. Các kết quả điều tra kết luận thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử hàng hải Hàn Quốc này là hậu quả của một loạt những yếu tố sai phạm do con người gây ra, trong đó có việc tự ý chỉnh sửa kết cấu phà, chở quá tải và đội ngũ thủy thủ thiếu kinh nghiệm.
Nỗi đau quá lớn khiến người ở lại chưa thể nguôi ngoai.
Kể từ tháng 7/2014, gia quyến của các nạn nhân và những người ủng hộ đã chiếm dụng một khoảng đất của quảng trường Gwanghwamun để kêu gọi Chính phủ Hàn Quốc điều tra đến cùng vụ tai nạn thảm khốc, mà họ tin rằng nguyên nhân thực sự vẫn chưa được tìm ra.
Hôm qua 15/4, hiệp hội gia đình các nạn nhân và tổ chức dân sự mang tên “Liên minh người dân về lời hứa ngày 16/4” đã công bố danh sách 17 quan chức chính phủ phải chịu trách nhiệm về vụ tai nạn thảm khốc này. Theo tổ chức này, quá trình điều tra, xử phạt với những người chịu trách nhiệm trong thảm họa chìm tàu Sewol đã không được thực hiện triệt để, do bị chính phủ cựu Tổng thống Park Geun-hye cản trở, che giấu sự thật.
Vào ngày 11/4/2017, tức 3 năm sau ngày xảy ra vụ tai nạn, nhà chức trách Hàn Quốc cũng đã hoàn tất trục vớt con phà, vốn nằm nghiêng ở độ sâu 44 mét (144 feet), để tìm kiếm thi thể của 9 hành khách mất tích còn lại. Chính phủ của cựu Tổng thống Park Geun-hye vào thời điểm xảy ra vụ việc đã phải đối mặt với những lời chỉ trích nghiêm trọng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Có 1 người kiếm tiền nhiều hơn cả Elon Musk nhưng không lọt top 10 người giàu nhất thế giới, là ai?
- Nơi nào đón năm mới đầu tiên trên thế giới?
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Từ 15/1/2025: Đi xe máy mới mua chưa có đăng ký xe và chưa có biển số sẽ bị CSGT tịch thu, đúng không?
- 230 triệu năm trước, có một trận mưa kéo dài suốt 2 triệu năm, đưa loài khủng long lên vị trí thống trị
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước