Việc trẻ hay thức dậy khóc vào ban đêm khiến không ít bà mẹ cảm thấy mệt mỏi và lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị như vậy và có cách nào khắc phục.
![]() |
|
Nguyên nhân thứ 1: Thời gian ngủ phân bố không phù hợp
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn 16 tiếng mỗi ngày, bất kể ngày đêm. Ngay khi chào đời thì thị lực của trẻ ở mức 0.02 nên không thể phân biệt được sáng và tối. Tuy nhiên từ 3-4 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phân biệt được ban ngày và ban đêm. Nói cách khác khi trẻ được đặt trong một căn phòng chỉ có bóng tối thì chúng sẽ dễ ngủ hơn rất nhiều, và chúng sẽ tỉnh giấc khi thấy ánh sáng.
Vì lý do đó mà người mẹ cần phải cân bằng giữa thời gian ngủ ngắn vào ban ngày, và thời gian ngủ dài vào ban đêm một cách riêng biệt.
Ảnh minh họa
Thời gian ngủ ngắn vào ban ngày tùy theo độ tuổi mà có cách phân bố cho phù hợp như sau:
- Từ 0-2 tháng sau sinh: Thời gian không quan trọng
- Từ 3-4 tháng tuổi: 1 tiếng vào buổi sáng, 2-3 tiếng vào buổi trưa, 1 tiếng vào buổi chiều tối.
- Từ 5-6 tháng tuổi: 1 tiếng vào buổi sáng, 2-3 tiếng vào buổi trưa.
- Từ 7-8 tháng tuổi: 1 tiếng vào buổi sáng, 2 tiếng vào buổi trưa.
- Sau 9 tháng-1 tuổi: khoảng trên 2 tiếng vào buổi trưa.
Nguyên nhân thứ 2: Cảm thấy không dễ chịu trước khi đi ngủ
Trẻ sơ sinh cũng giống như người lớn, nếu trước khi đi ngủ cảm thấy thoải mái, dễ chịu thì sẽ có được một giấc ngủ sâu và ngon giấc. Tuy nhiên, nếu môi trường xung quanh tác động mạnh như:
- Âm thanh của tivi quá lớn
- Ánh sáng quá chói
- Vận động, đùa giỡn quá mức
- Người bố đột ngột quay trở lại
Với tất cả những hoạt động trên, não sẽ bị kích thích và bị kích động nên sẽ không thể chuyển sang chế độ ngủ, nghỉ ngơi.
Trước 1-2 tiếng nên tắt hoàn toàn tivi, điều chỉnh ánh sáng phù hợp. Tốt nhất nên tạo ra một môi trường tối đen khiến bé cảm giác như đang ở trong bụng mẹ.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân thứ 3: Da trẻ không được thoải mái
Nếu một đứa trẻ bật khóc vào ban đêm, việc đầu tiên là bạn nên nghĩ đến là trẻ bị đói hoặc bỉm quá ướt khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
Trẻ đói thì người mẹ nên cho trẻ bú, còn nếu trẻ ị hay tè nhiều thì ngay lập tức nên thay bỉm khác để trẻ được cảm dễ chịu hơn. Còn nếu không có những dấu hiệu trên thì người mẹ nên ôm ấp trẻ vào người để tạo cảm giác an toàn, ấm áp.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny


-
3 thứ càng to, đàn ông càng thành đạt, giàu có, thậm chí hết mực chiều vợ thương con
-
3 dấu hiệu đàn bà lẳng lơ, thích tiếp cận đàn ông đã có gia đình
-
Kết hôn với 3 kiểu phụ nữ này quả thực là 'thảm họa', hôn nhân lựa nhầm người, cả một đời thống khổ
-
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: 'Đằng sau sự tan hoang của người đàn ông là người phụ nữ'




-
Bảng xếp hạng tỷ phú 2025: Elon Musk chiếm ngôi vị người giàu nhất thế giới, Việt Nam có 5 đại diện
-
Tỉnh được coi là 'thủ phủ công nghiệp miền Bắc' có GRDP tăng trưởng cao nhất Việt Nam quý 1/2025
-
Nếu không muốn mất sạch tiền trong tài khoản thì đừng bao giờ tìm kiếm cụm từ này trên Google
-
Không thể tảo mộ và cúng Thanh Minh đúng ngày Tết Thanh Minh, có thể lựa chọn ngày khác được không?
-
Xã, phường sau sáp nhập phải đạt mức diện tích, dân số nào?
-
Cát-xê của Hòa Minzy tăng gấp đôi sau cơn sốt 'Bắc Bling': Hiện tại là bao nhiêu?
-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624
-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025