15 dấu hiệu trên cơ thể cảnh báo ung thư chị em không được bỏ qua
Thứ năm, 24/03/2016 10:42

Cơ thể phụ nữ luôn luôn thay đổi nhưng có những thay đổi chừng vô cùng bình thường lại là dấu hiệu sớm của một bệnh ung thư nào đó.

“Điều quan trọng là chị em cần phải chú ý đến cơ thể để nhận ra sự khác biệt”, Tiến sĩ Robyn Andersen (Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle, Mỹ) cho biết.

Dưới đây là những dấu hiệu mọi phụ nữ cần chú ý cảnh giác vì chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư đấy:

1.Sự thay đổi ở vú

Hầu hết những khối u vú không phải là ung thư nhưng bạn nên kiếm tra chúng thường xuyên. Một số sự thay đổi ở vú mà bạn cần chú ý:

-Xuất hiện vùng da trũng hoặc có nếp nhăn.

-Núm vú thụt vào bên trong.

-Chảy mủ ở núm vú.

-Tấy đỏ vùng da ở núm vú và xung quanh ngực.

Để tìm hiểu nguyên nhân của các triệu chứng này, bác sĩ sẽ làm bài kiểm tra thân thể và tiền sử bệnh lý. Bạn cũng có thể phải thực hiện các xét nghiệm như chụp nhũ ảnh- chụp Xquang đặc biệt dành cho núm vú hoặc tiến hành sinh thiết – lấy mẫu mô để làm xét nghiệm.

2.Đầy hơi

“Phụ nữ thường cảm thấy đầy hơi. Điều này là chuyện rất bình thường, nhưng nếu hiện tượng này xuất hiện 1-2 tuần mà không biến mất thì hãy đến gặp bác sĩ”, Tiến sĩ Marleen Mayer (Trung tâm Y tế NYU Langone, Mỹ) cho biết.

Nếu đầy hơi đi kèm với giảm cân hay chảy máu không rõ lý do rất có thể bạn đã bị ung thư buồng trứng. Bạn sẽ phải tiến hành khám phụ khoa cũng như xét nghiệm máu , thậm chí là siêu âm để tìm ra nguyên nhân.

3. Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt

Nếu bạn bị chảy máu nhưng chưa đến kỳ kinh nguyệt, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay vì đây là dấu hiệu của ung thư niêm mạc tử cung – dễ thành ung thư buồng trứng. Nếu bị chảy máu sau thời kỳ mãn kinh thì càng không được chủ quan bởi đây là hiện tượng không bình thường, cần đi kiểm tra ngay lập tức.

4. Thay đổi về da

Sự thay đổi màu sắc, kích thước, hình dạng của nốt ruồi hay bất cứ điều gì trên da chính là biểu hiện của bệnh ung thư da. Bạn cần gặp bác sĩ để kiểm tra kỹ những dấu hiệu này, có thể tiến hành sinh thiết.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư

5. Xuất hiện máu trong nước tiểu và phân

Bạn cần nói chuyện với bác sĩ khi hiện tượng này kéo dài hơn 1-2 ngày. “Hiện tượng lẫn máu trong phân là dấu hiệu của bệnh trĩ nhưng đây cũng là triệu chứng của bệnh ung thư ruột kết. Còn hiện tượng nước tiểu có máu thường là dấu hiệu của bệnh ung thư bàng quang hoặc thận”, bác sĩ chuyên khoa Niệu Herbert Lenpor (Trung tâm y tế Langone, đại học New York, Mỹ) khẳng định.

6. Những thay đổi trong hạch bạch huyết

Các hạch bạch huyết có hình dạng nhỏ như hạt đậu, trải khắp cơ thể. Hầu hết hiện tượng sưng hạch bạch huyết là do nhiễm trùng thông thường. Tuy nhiên, một số loại ung thư như bạch cầu cấp hoặc ung thư hạch bạch huyết cũng khiến sưng hạch bạch huyết. Tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ nếu hiện tượng này kéo dài 1 tháng hoặc hơn.

7. Khó nuốt

Bạn không cần lo lắng khi thỉnh thoảng mới thấy khó nuốt. Tuy nhiên, hiện tượng khó nuốt xảy ra thường xuyên, đi kèm giảm cân và nôn, bạn cần nhờ bác sĩ kiểm tra ngay xem có mắc ung thư cuống họng hay ung thư dạ dày không. Bạn sẽ được kiểm tra họng và tiến hành chụp Bari. Khi chụp, bạn sẽ được uống một chất lỏng đặc biệt làm cho hình ảnh của cuống họng nổi bật.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư

8. Sút cân không thể kiểm soát

Hấu hết phụ nữ đều muốn giảm cân để có thân hình thon thả. Tuy nhiên, nếu bạn bị giảm nhiều hơn 5 kg mà không có sự thay đổi trong thói quen ăn kiêng và tập thể dục thì rất có thể cơ thể đang có vấn đề. “Giảm cân ngoài ý muốn không hẳn là ung thư. Nó thường do căng thẳng hoặc tuyến giáp đang bị trục trặc, nhưng đây cũng có thể là do bạn đã bị ung thư tuyến tụy, dạ dày và phổi”, Meyers nói.

Lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ để tiến hành các xét nghiệm, bao gồm xét nghiệm máu và chụp cắt lớp CT.

9. Ợ nóng

Ăn quá nhiều thực phẩm, rượu, thuốc lá đều có thể gây nên chứng ợ nóng nghiêm trọng. Bạn nên thay đổi chế độ ăn uống 1-2 tuần để xem hiện tượng này có thuyên giảm không. Nếu không thấy đỡ, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay. Ợ nóng kéo dài, thậm chí ngày càng nặng hơn là biểu hiện của ung thư dạ dày, cổ họng, buồng trứng.

10. Sự thay đổi ở miệng

Nếu chị em có hút thuốc, đừng quên để ý đến những mảng màu trắng, đỏ trong miệng hoặc trên môi bạn. Đây đều là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng. Do đó, bạn đừng quên hỏi bác sĩ hoặc nha sĩ để tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán.

11. Sốt

Nếu bạn bị sốt kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì có thể đã mắc bệnh cầu cấp hoặc các bệnh ung thư máu khác. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tiền sử bệnh lý, sau đó đưa ra các phương pháp xét nghiệm cụ thể.

12. Mệt mỏi thường xuyên

Hấu hết chị em đều cảm thấy mệt mỏi vì cuộc sống bận rộn. Nhưng nếu hiện tượng mệt mỏi kéo dài thì quả thực không bình thường chút nào. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn bị mệt mỏi kéo dài và không có dấu hiệu suy giảm hoặc có những dấu hiệu khác đi kèm như có lẫn máu trong phân. Bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh lý, sau đó tiến hành xét nghiệm máu.

13. Ho kéo dài

Hầu hết những cơn ho sẽ kết thúc sau 3-4 tuần. Đừng bỏ qua những cơn ho kéo dài hơn thế, đặc biệt là bạn có hút thuốc và đi kèm các cơn khó thở. Nếu bạn bị ho ra máu hãy đi khám bác sĩ ngay. Ho là triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư phổi.

14. Đau nhức

Ung thư thường không gây đau nhức, nhưng nếu các cơn đau diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian đai thì đây là biểu hiện của ung thư xương, não và các loại ung thư khác. Đừng ngại ngần đến gặp bác sĩ khi cơn đau kéo dài không rõ nguyên nhân từ 1 tháng trở lên.

15. Đau bụng và trầm cảm

Điều này hiếm khi xảy ra, nhưng trầm cảm đi kèm các cơn đau bụng là biểu hiện của bệnh ung thư tuyến tụy. “Bạn không cần quá lo lắng, trừ khi trong gia đình có người mắc ung thư tuyến tụy và việc tiến hành kiểm tra là điều cần làm ngay”, Meyer nói.

ttvn.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Sau thông báo ly hôn chồng doanh nhân, Vũ Thu Phương hiện ra sao?

Tag: Dấu hiệu cơ thể mắc bệnh , dấu hiệu cảnh báo ung thư , dấu hiệu cơ thể chị em không bỏ qua