Làm gì khi không còn yêu thích công việc?
Thứ bảy, 21/10/2017 09:29

Có nhiều lý do khiến bạn không còn yêu thích công việc nữa như lương thấp, công việc không có cơ hội phát triển, sếp khó tính...

Nếu không được giải quyết, sự chán nản sẽ tích tụ dần làm bạn không tìm thấy được niềm vui trong công việc nữa. Thế nhưng những vấn đề như lương, cơ hội hay sếp đều không nằm trong khả năng giải quyết của bạn, bạn sẽ làm gì?

Theo chia sẻ từ Chuyên viên tư vấn tuyển dụng nhân sự cấp cao của CareerLink.vn, trang tin hỗ trợ tư vấn tìm kiếm việc làm đáng tin cậy và tuyển dụng nhân lực chất lượng hàng đầu Việt Nam, khi sự yêu thích công việc đã giảm sút thì rất khó để mỗi ngày đến công ty của bạn luôn hào hứng. Nếu bạn cứ mãi tập trung về những điều làm mình chán nản, công việc cũng không trở nên dễ chịu hơn. Lúc này, điều bạn có thể làm là thay đổi suy nghĩ hoặc thay đổi công việc; từ đó vạch ra hướng đi phù hợp cho mình.

Cập nhật các vị trí tuyển dụng mới nhất tại: careerlink.vn

career-link-2110-xahoi.com.vn-w420-h252

Thay đổi suy nghĩ

Như đã nói ở trên, có những vấn đề thuộc về khách quan mà bạn không thể điều khiển được; nhưng cảm xúc của bản thân thì có thể. Hãy nhìn vào những điều tích cực mà bạn nhận được từ công việc, không nên chăm chú vào điều mình không thích; đơn giản nhất là nhớ lại xem trước đây vì sao mình chọn công việc này? Những điều bạn mơ ước khi bắt đầu làm việc ở đây có còn không? Bạn có nhận được niềm vui gì từ công việc này không?

Hãy suy nghĩ kỹ càng và thật khách quan, vì nhiều người có xu hướng bi kịch hóa tình trạng bản thân: luôn đẩy sự việc lên đến mức cao trào, vì vậy mà những điều nhỏ nhặt cũng trở thành việc không thể chấp nhận. Nếu không khách quan, bạn vẫn chỉ tập trung đúng vào những điểm không được mà thôi.

Nếu tất cả câu trả lời đều là không: cả những điều tích cực lẫn những lý do khiến bạn muốn làm công việc này không còn nữa, đó là lúc bạn nên thay đổi công việc.

Thay đổi công việc

Bạn có thể cần một khoảng thời gian để tìm được công việc vừa ý hơn. Trong trường hợp bạn vẫn tiếp tục làm việc trong khi chờ cơ hội mới, có 4 điều mà bạn nên chú ý:

Giữ thái độ trung lập: dù đã quyết định sẽ tìm một công việc khác, bạn cũng không nên thể hiện sự mệt mỏi hay chán nản khi đến nơi làm việc; càng không nên tỏ thái độ bất cần. Ngoài việc đồng nghiệp có thể trở thành người tham khảo mà bạn phải cung cấp cho nhà tuyển dụng trong tương lai nếu được yêu cầu, quan trọng hơn những ngày làm việc còn lại của bạn sẽ trôi qua trong sự khó chịu, từ đó công việc cũng khó đạt được kết quả tốt nhất.

Tìm việc trong lặng lẽ: ngoài các trang tuyển dụng, bạn có thể nhờ đến sự giới thiệu của bạn bè để có thêm cơ hội tìm việc. Tuy nhiên, bạn không nên công khai sự nhờ vả này qua các trang mạng xã hội, bởi nếu công ty hiện tại của bạn biết được thì bạn có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn, ví dụ như phải chấm dứt công việc dù bạn chưa tìm được công việc khác.

Cập nhật kiến thức: Để có cơ hội tìm được công việc mới tốt hơn trong thời gian sớm nhất, bạn nên trau dồi kiến thức để không thua kém các ứng viên khác. Khi bạn muốn đổi việc, bạn cũng đã xác định mục tiêu nghề nghiệp của mình, vậy thì hãy tập trung nâng cao kiến thức cần có cho công việc đó, bao gồm cả ngoại ngữ. Bạn có thể đến lớp học hay tự học tại nhà, hình thức nào cũng được, miễn là có hiệu quả.

Nghiêm túc đến ngày cuối: dẫu đã tìm được việc và đã quyết định ngày rời đi, bạn vẫn nên tôn trọng các quy định của công ty và tích cực như ngày đầu nhận việc. Đừng làm việc một cách cẩu thả hoặc bỏ mặc chờ đến ngày nghỉ. Hãy thử tưởng tượng một đồng nghiệp khác có thái độ như vậy, bạn sẽ đánh giá thế nào?

Dù có chán nản và quyết tâm ra đi đến mức nào thì bạn vẫn nên tôn trọng công ty và công việc của mình cho đến ngày chia tay. Đó vừa là cách làm việc chuyên nghiệp, vừa là cách giữ uy tín cho mình. Đồng thời, bạn cũng không cảm thấy xấu hổ nếu gặp lại hoặc phải hợp tác cùng công ty cũ trong tương lai.

HX (Theo Giadinhvietnam.com)

Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu

Tag: careerlink , thay đổi công việc , công việc yêu thích