Giá xăng giảm "nhỏ giọt" từ 300 đồng đến 600 đồng không làm giới kinh doanh vận tải nhẹ lòng. Đại diện các hiệp hội vận tải khẳng định, giá cước sẽ không giảm trong thời gian tới. Dĩ nhiên, người chịu thiệt vẫn luôn là khách hàng.
|
Ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng, so với đà giảm của giá xăng dầu thế giới thì mức giảm giá xăng dầu của Việt Nam vẫn chưa phù hợp. “Nhà nước đã cố gắng giảm giá xăng là tốt, nhưng hạ xuống một nấc nữa các doanh nghiệp vận tải mới có thể hạ giá cước. Còn giảm như hiện nay chưa tác động nhiều đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp, do đó sẽ không có hy vọng hạ giá cước”.
Ảnh minh họa.
Ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho rằng, trong hai lần tăng giá xăng trước, các doanh nghiệp taxi chỉ tăng cước có một lần, khi giá xăng tăng đột ngột thêm 2.100 đồng/lít, còn lần tăng thêm 900 đồng/lít sau đó, các doanh nghiệp không tăng giá cước mà cố chịu đựng.
“Hiện nay, giá xăng có giảm 1.100 đồng/lít thì cũng chưa có tác dụng đến việc điều chỉnh cước taxi. Các hãng taxi cần phải tiếp tục chờ, khi nào giá giảm thêm 2.000 đồng/lít thì giá cước taxi mới điều chỉnh xuống theo”, ông Bình khẳng định.
Vị này cũng cho biết thêm, với lần giảm giá xăng này, các doanh nghiệp taxi chỉ có thể tính phương án cắt giảm phần hỗ trợ đã dành cho lái xe trước đó - khi giá xăng dầu tăng thêm 900 đồng/lít, nhưng giá cước vận tải không tăng.
Tình hình kinh tế khó khăn trong khi giá xăng dầu “neo” ở mức cao cũng đặt ngành vận tải hàng hóa trước nhiều thách thức. Ông Nguyễn Ngọc Lư, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP. HCM cho biết, vào thời điểm cuối tháng 3/2005, giá xăng là 4.825 đồng/lít, thì cước vận chuyển hàng hóa từ TP. HCM đến TP. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) là 50.000 đồng/tấn.
Xăng dầu đã tăng giá lên gấp 4 lần mà cước vận tải hàng hóa mới chỉ tăng được 60%. Trong khi đó, vận tải bằng taxi đã tăng gấp 3 lần, tức 300%, từ 5.500 đồng/km lên 18.000 đồng/km.
“Nói như thế để thấy được vận tải hàng hóa phát triển rất chậm. Hãng taxi Vinasun năm 2.000 có 300 đầu xe, đến nay đã phát triển lên 5.000 đầu xe. Trong khi ngành vận tải hàng hóa ít có doanh nghiệp nào có đến 100 đầu xe. Mà doanh nghiệp vận tải hàng hóa cũng không dám đầu tư xe mới, bởi hoạt động đang vô cùng khó khăn” – ông Lư cám cảnh nói.
Không những không được tăng giá, các doanh nghiệp vận tải còn đang "oằn mình" gánh nhiều loại phí. Hiện nay phí vào cảng là 10.000 – 15.000 đồng, phí bốc xếp trong cảng là 13.000 đồng/tấn, bốc xếp tại kho là 5.000 – 8.000 đồng/tấn, cùng các loại phí đường bộ khác… Nhưng 1 tấn hàng hóa từ TP. HCM lên KCN Biên Hòa chỉ có giá từ 80.000 – 90.000 đồng/tấn. Thu nhập mỗi chuyến chỉ có khoảng 900.000 đồng, không đủ tiền trả xăng dầu và đóng phí.
Theo quan điểm của ông Nguyễn Mạnh Hùng thì Nhà nước tăng thuế xăng dầu là hợp lý, nhưng trong thời điểm hiện tại cơ quan chức năng nên tính toán để giảm giá xăng sâu hơn, hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất.
- Sự tự tin của người phụ nữ không phải là đàn ông hay gia đình ngoại mà là: 2 từ!
- Từ năm tới 2025: Hàng triệu người có công với cách mạng sẽ nhận mức trợ cấp ưu đãi tăng 35,7%
- Những chiêu trò lừa đảo mới dịp cận Tết, cần cảnh giác kẻo lại mất tiền oan
- Phụ nữ thuộc ba con giáp này sau khi kết hôn, chồng con hưởng phúc, gia đình sẽ giàu có suốt ba đời
- Đàm Vĩnh Hưng nói về vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền: 'Ai tạo nghiệp người đó phải lãnh'
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM