Gần 30 năm ngủ gầm cầu, bến xe, vỉa hè, thử hỏi còn gì thân xác đàn bà con gái nữa?
"Nằm chỗ gầm cầu. Chỗ nào mà nó đái khai inh lên thì chị lại phải lấy chai nước rửa bát chị cọ cho nó sạch, cho nó hết mùi đi để mà nằm. (Ảnh minh họa) |
Suốt những đêm dài tâm sự, chúng tôi mới biết trong sâu thẳm, chị Mai cũng muốn về quê, vì sợ cái cảnh lang bạt kỳ hồ trên các xóm liều, vỉa hè, xó chợ đầy cạm bẫy của thành phố này quá rồi. Chị ước ao về quê nuôi lợn nuôi gà, được chết ở quê. Có lần chị khóc: nếu đêm nay đổ bệnh mà chết, thì chị thành con ma ở vỉa hè đầu chợ này ư? Trong ánh mắt vàng vọt của chị, có ánh đèn đường Thủ đô lúc 3 giờ sáng, và có cả nững nỗi hoang mang. “Có một bà hảo tâm người Úc, thương chị lắm, bà ấy bảo nếu chị về quê nuôi lợn, bà ấy sẽ hỗ trợ tiền cám”.
Nhưng rồi chị lại uất ức kể về những ý tưởng muốn đẩy chị ra đường để cướp phần thừa kế đất đai ở quê. Chị lại uất hận vì cái tình người bạc bẽo ở vỉa hè xó phố trong cái đêm chị bị hãm hiếp hơn gần 30 năm trước.Chị oán hận cái cặp lang thang đang hú hí với nhau bên cạnh, thế mà chúng nó cứ để mặc “cho mày chết đi”. Thôi chị chả oán nó nữa, vì giờ đây cả hai đứa đã đi ở tù rồi. Chị Mai buồn nhất là những lời đồn ác ý ở quê. Ngày chị mới bỏ nhà lên Hà Nội, người làng chị lên chợ Đồng Xuân, chợ Long Biên bán trứng, bán gà, bán rau cỏ, họ gặp chị, đã chả giúp đỡ gì, lại còn về làng đồn đại là chị đi ăn cắp ăn trộm trên này. Chính họ, mang tiếng là người tử tế, nhà cao cửa rộng, nhưng họ đã tàn nhẫn cướp đi cái lối về của những đứa vỉa hè như chị đây. Họ dựng chuyện thế thì phải tội cái mồm chết, em nhỉ.
Thật khó để giữ được mình ở chốn lôm nhôm gầm cầu, bến xe, vỉa hè, góc chợ tá túc qua ngày như thế, nhất là cái thân đàn bà. Bằng chứng là nứt mắt ra chị đã bị hãm hiếp. Chắc chắn không chỉ là một lần và một thằng như chị nói. Bằng chứng là chị đã sống với người bệnh xã hội như anh Tiêu suốt 13 năm qua. Bằng chứng là chị đã quen mặt ở trung tâm bảo trợ xã hội trên Ba Vì, Hà Nội. Và cả khu vực ai cũng biết chị nanh nọc, bệnh tật, sẵn sàng tắm truồng ở chỗ “xóm liều” lắm đàn ông vật vạ giang hồ nhất. Gần 30 năm ngủ gầm cầu, bến xe, vỉa hè, thử hỏi còn gì thân xác đàn bà con gái nữa?
Song, những câu chuyện của chị luôn rành rọt, sắc sảo, có tình nghĩa. Ít ra chị cũng luôn mơ về một cuộc sống có tình, có nghĩa. Anh Tiêu cũng chẳng phải người xấu, cũng bị đuổi ra lề đường từ năm 11 tuổi. Và, trong những đêm trò chuyện tách riêng (chỉ nói chuyện với chị Mai, hoặc anh Tiêu), tôi thấy họ mơ ước giống nhau, họ không quý trọng gì nhau, nhưng cuộc sống dồn họ đến gần nhau, và trong lúc chửi bới nhau họ vẫn thương yêu nhau. Chẳng thương mà lại gắn bó vợ chồng suốt 13 năm qua! Anh Tiêu và chị Mai đều đang cóp tiền, mơ ước về quê sang cát (thay mộ) cho mẹ đẻ chị Mai. Khi tôi hỏi, muốn vào trung tâm Bảo trợ để nhà nước nuôi hết phần đời còn lại không, chứ mưa dập gió vùi thế này làm sao sống được, anh Tiêu thổn thức: “Anh chị ở “ngoài này” để cóp tiền về cải cát cho mẹ vợ anh đã (mẹ chị Mai), dự kiến mất 6-7 triệu đồng cơ mà. Sắp đủ tiền rồi”. Giống như cái tình của bà Loan thắp nhang cho chồng ở Bốt Hàng Đậu, sự tử tế nào đó của người vỉa hè Lê Văn Tiêu và Nguyễn Thị Mai cũng khiến chúng tôi hết sức suy nghĩ…
Cuộc trò chuyện với anh Anh Lê Văn Tiêu trước cổng chợ Cầu Đông (Hà Nội):
- Bây giờ chị ấy đi làm gì?
- Cũng đi như anh ấy. Nhặt nilon xong mai đội ra chợ Đồng Xuân, nhặt từng loại xong đội ra gầm cầu bán.
- Mỗi ngày có được nhiều tiền không?
- Nói chung mà chịu khó thì được khoảng 2 cân gạo với rau. Không chịu khó thì ăn cháo.
- Anh chị nấu cơm ở đâu?
- Có hôm có nước thì vào trong này lấy nước, thổi, bắc bếp ở đây - ven đường phố này đấy, đêm chả ai nói gì, không thì sang Long Biên. Tối nay thì chị ấy mang phở với bún ở đâu đó về treo lên bờ tường chợ Cầu Đông kia kìa. Đấy, nhìn thấy đồ ăn đó rồi, nhưng tớ chưa ăn, vẫn treo ở kia.
Cuộc trò chuyện với chị Mai sau nhiều ngày làm quen:
- Chị hay ngủ lúc mấy giờ?
- Mình ngủ lề đường mà. Xe cộ im im thì chị may ra mới ngủ được, cứ phải 2 giờ sáng đổ đi.
- Những hôm Hà Nội nóng đến 37 - 38 độ thì làm thế nào hả chị?
- Mày chưa thấy nỗi khổ của chị đâu. Phải cởi trần truồng, xong đắp áo lên ngực, nằm ở cái bục ven đường kia kìa.
- Thế ban ngày thì chị ốm o thì nằm ở đâu?
- Ban ngày thì lại phải đi tìm chỗ nằm kín hơn kẻo người ta nhắc nhở. Nằm chỗ gầm cầu. Chỗ nào mà nó đái khai inh lên thì chị lại phải lấy chai nước rửa bát chị cọ cho nó sạch, cho nó hết mùi đi để mà nằm. Ở Hà Nội ô nhiễm lắm em ạ, ngay trước mặt mình cũng là cái hố thối inh lên đấy, hôm nay ta ngồi đây, trời mưa nên nó không bốc lên đấy thôi.
- Thế còn tắm rửa ra sao nhỉ?
- Ra chỗ nhà đông lạnh ở chợ Long Biên, chỗ ấy họ ướp cá mú hải sản, sau đó nó chảy cái nước ấm ấy, thì ra đấy tắm. Người ta cứ bảo sao con này nó trơ tráo, nhưng mà không trơ tráo thì không sống được. Chị phải mặc cái quần lót, cởi trần để tắm. Đúng là xã hội nó tạo cho mình phải trơ em ạ.
Tiết lộ bí mật về số lượng “chồng” khổng lồ của chị Mai
Nói chung, người lang thang vô gia cư hầu như bị… thả nổi, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường. Ít người để ý, có người để ý thì cũng ngại tiết lộ bí mật, vì sợ đám giang hồ nó “xử”. Một ông tổ trưởng một tổ dân phố (nơi chị Mai và nhiều người đã bao năm vật vạ), thuộc phường Phúc Xá (Hà Nội) nể nang chúng tôi lắm, mới “dũng cảm” tâm sự, tiết lộ thông tin về vợ chồng Mai - Bờm (lược trích nội dung ghi âm): Bà Mai đã lang thang ở khu vực này hơn 30 năm nay. Ông Bờm “chồng” bà ấy cũng chưa bao giờ là có cưới xin cả. Những người đi bụi đời, người ta thích ai thì người ta ở với nhau, hết thích thì bỏ chứ không phải là vợ chồng. Bà Mai cũng thế, ông Bờm là “chồng” dễ đến thứ… 10 của bà ấy rồi (chỉ tính riêng những trường hợp tôi biết đã là như thế).
Cả bà Mai và ông “chồng” đều không rõ ràng về nhân thân: “Lúc tỉnh thì bà ấy bảo quê ở Ý Yên, Nam Định. Lúc nằm ốm, mê sảng thì lại bảo là quê ở Hà Nam, ở Thanh Hóa. Bà Mai - ông Bờm cứ vào rồi ra, ra rồi lại vào các trung tâm bảo trợ xã hội không biết là bao nhiêu lần rồi. Bụi đời thì không ai hoạt động mại dâm cả, nhưng cứ ai cho dăm chục, một trăm là cũng “đi” (một hình thức bán dâm). Cả bà Mai, ông Bờm hiện nay đều đã mắc các bệnh xã hội giai đoạn cuối, họ cứ đi nhặt linh tinh các thứ mà nấu, mà luộc để ăn, rồi thì cởi trần, cởi truồng năm ra đường (mọi người vẫn gọi là Mai “đơ” là bởi thế). “Họ hay lúi húi nấu nướng với các bụi đời khác trên địa bàn của tôi thì tôi nắm được như thế thôi, họ lang thang lúc chỗ này, lúc chỗ khác, chứ bản thân họ không thuộc sự quản lý của phường nào cả, nhà báo ạ”, ông tổ trưởng dân phố đầy tâm huyết kết thúc câu chuyện trong buồn bã.
Kỳ sau: Những “màn kịch chua xót” dẫn người ta đến thảm cảnh “đầu đường xó chợ”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%