Phiên tòa xét xử 7 bị cáo trong vụ 9 bệnh nhân chạy thận tử vong ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình bước sang ngày làm việc thứ 4 với phần tham gia xét hỏi của luật sư.
![]() |
|
Ông Trương Quý Dương
Trước đó, trong phần thẩm vấn chiều muộn ngày 16/1, bà Bùi Thu Hằng (Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình) cho biết ông Trương Quý Dương hoàn toàn có quyền thành lập Đơn nguyên thận nhân tạo. Tuy nhiên, theo lời chủ tọa phiên tòa, Công văn số 6466 năm 2018 của Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình không có quy định nào cho phép thành lập như vậy. Do đó, Sở này kết luận Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình tự ý thành lập Đơn nguyên thận là không đúng với quy định của pháp luật.
Do đó, trong phiên làm việc ngày 17/1, luật sư Trần Hồng Phúc (bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương) đã hỏi ông Trương Quý Dương về vấn đề này. Luật sư Phúc nói Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình trả lời cơ quan điều tra về việc ban hành Quyết định số 175 ngày 8/3/2010 của Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình về việc thành lập Đơn nguyên lọc máu trực thuộc khoa hồi sức tích cực của bệnh viện này. Theo đó, Sở Nội vụ khẳng định là “không có văn bản pháp luật nào quy định được phép thành lập tổ chức bên trong của các khoa, phòng của bệnh viện đa khoa và phân cấp quyền cho các đơn vị thực hiện thành lập tổ chức này”.
Nghe vậy, bị cáo Dương nói không đồng tình với Công văn của Sở Nội vụ. “Nếu họ nói như vậy và khẳng định như thế, chúng tôi dứt khoát sẽ kiện”, cựu Giám đốc bệnh viện nói. Bởi theo ông Dương, việc thành lập Đơn nguyên thận được bệnh viện thực hiện theo hướng dẫn chuyển giao của Đề án 1816 – Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Thực hiện việc này, BVĐK Hòa Bình đã ký kết hợp đồng chuyển giao 5 kỹ thuật liên quan đến lọc máu, chạy thận nhân tạo… cho 28 bác sĩ, điều dưỡng.
Trước đó, khi được hỏi về trách nhiệm lọc máu thuộc phòng ban nào, cựu Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình đáp việc lọc máu thuộc trách nhiệm của Khoa Hồi sức tích cực. Về mặt tổ chức, Đơn nguyên lọc máu thuộc Khoa Hồi sức nhưng các hoạt động chuyên môn lại tuân theo quy chế riêng của Khoa Lọc máu. Bởi Đơn nguyên lọc máu không có biên chế kỹ thuật viên mà chỉ có người làm công việc của kỹ thật viên. “Theo quy chế Khoa Lọc máu, nhiệm vụ đảm bảo an toàn nguồn nước RO thuộc về trách nghiệm Trưởng khoa”, bị cáo Dương nói.
Trước lời khai trên, khi được gọi lên đối chất, bị cáo Hoàng Đình Khiếu (cựu Phó Giám đốc phụ trách Khoa Hồi sức) đã phản bác lại lời khai trên. Ông Khiếu khẳng định Đơn nguyên lọc máu không phải một Khoa nên không có người đảm nhận chức danh kỹ thuật viên và kỹ sư chuyên môn. Tiếp lời, bị cáo này cho hay trách nhiệm về chất lượng nước theo quy chế đúng là thuộc về Trưởng khoa. Tuy nhiên, do Đơn nguyên lọc máu không có kỹ thuật viên và kỹ sư nên khi thiết bị có hư hỏng đều được báo cho Phòng Vật tư. “Bởi vậy, trách nhiệm về chất lượng nước sử dụng cho lọc máu, hỏng hóc của máy móc tôi cho rằng thuộc về Phòng Vật tư”, cựu Phó Giám đốc phụ trách Khoa Hồi sức nói.
Cũng theo lời ông Khiếu, sau mỗi lần sửa chữa hoặc nhận thiết bị từ Phòng Vật tư, Khoa Lọc máu sẽ thực hiện chạy thận luôn. Việc cần xét nghiệm nước hay không Phòng Vật tư phải thông báo để Khoa ngừng chạy thận. Tuy nhiên, Phòng Vật tư không phối hợp khiến Khoa không biết thời gian sửa chữa bao lâu./.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'


-
Khi mượn xe người khác và bị dính phạt nguội trong lĩnh vực giao thông đường bộ, ai là người phải chịu trách nhiệm?
-
Trường hợp chồng di chúc để hết tài sản cho con, người vợ có được hưởng thừa kế?
-
Đưa tin sai sự thật về việc sáp nhập tỉnh thành trên mạng xã hội bị xử phạt nặng thế nào?
-
Nhận tiền chuyển khoản nhầm, người dân không nên lập tức trả lại nếu chưa làm điều này


-
Người Việt Nam có thể tiêu tiền Việt khi đến những quốc gia này, thoải mái du lịch mà chẳng cần lo đổi tiền
-
Ngày mai là Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch: Thắp hương khung giờ nào đẹp nhất?
-
Đời thăng trầm của con nuôi hai 'Ông hoàng cải lương Hồ quảng': Thần đồng từ nhỏ, mất 4 người thân trong 2 tháng


-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624
-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025
-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ
-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025