Khởi tố vụ án “mật báo” cho Dương Chí Dũng chạy trốn chứng tỏ sự thượng tôn pháp luật của Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án Dương Tự Trọng và đồng phạm.
Dương Chí Dũng khai tại tòa về nhân vật 'mật báo' cho Dũng chạy trốn. |
Đó là quan điểm của Luật sư Hoàng Cao Sang, Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Việt Luật, Đoàn Luật sư Tp HCM, khi trao đổi với chúng tôi.
Có lẽ rất hiếm những vụ án ở Việt Nam Tòa án dùng đến quyền khởi tố của mình. Vậy thẩm quyền khởi tố của tòa như thế nào?
Tôi nghĩ thẩm quyền này đã được quy định trong luật đã lâu, còn việc sử dụng nó phải căn cứ vào vụ án, phiên tòa cụ thể. Tôi khẳng định, TAND Tp Hà Nội đã làm đúng thẩm quyền khi khởi tố vụ án này.
Căn cứ vào điều 13 Bộ Luật Tố tụng hình sự, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định để xác định tội phạm và xử lý người có tội.
Trong phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng, Hội đồng xét xử đã nhận thấy có dấu hiệu tội phạm của tội làm lộ bí mật Nhà nước, khi một vụ án tuyệt mật đã có dấu hiệu lộ thông tin và có sự chạy trốn của đối tượng phạm tội vụ án này đúng một ngày trước khi khởi tố.
Mặt khác, căn cứ vào điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự, có 5 căn cứ để khởi tố vụ án bao gồm: Tố giác tội phạm của công dân; Tin báo của cơ quan, tổ chức; Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm; Người phạm tội tự thú. Ở phiên tòa xử Dương Tự Trọng và đồng phạm tổ chức đưa người đi nước ngoài, rõ ràng có lời khai của Dương Chí Dũng về một vụ làm lộ bí mật Nhà nước, thông tin khá cụ thể có chủ thể thực hiện hành vi, có khách thể bị xâm hại, mặt khách quan, mặt chủ quan của tội phạm.
Trước đến nay, cơ quan điều tra vẫn là Công an, Viện Kiểm sát cũng có bộ phận điều tra. Vậy, theo luật sư, việc TAND Thành phố Hà Nội khởi tố vụ án và giao cho Viện Kiểm sát thực hiện điều tra có gặp khó khăn gì không?
Việc đảm bảo tính khách quan, độc lập của vụ án, Viện Kiểm sát điều tra là hợp lý. Những khó khăn chắc chắn sẽ không thể không có. Từ khi làm luật sư đến nay, tôi thường thấy, Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại, yêu cầu khởi tố bổ sung. Có lẽ lâu lắm TAND mới dùng đến cái quyền của mình.
Từ những vụ án như thế này đòi hỏi Tòa án, Viện Kiểm sát cần hoàn thiện, nâng cao hơn nữa bộ máy điều tra của mình để tăng tính độc lập trong tư pháp, tránh chỉ tập trung quyền điều tra về cho một cơ quan nhất định. Nếu có dấu hiệu cơ quan điều tra đó không khách quan, vậy cơ quan nào sẽ xem xét lại sự việc. Tham khảo hệ thống tư pháp nước ngoài, họ có công tố viên có thể tham gia điều tra tất cả vụ án, thậm chí thẩm phán cũng tham gia điều tra. Còn ở ta, hãn hữu lắm mới có vụ việc do Viện Kiểm sát điều tra.
Phải chăng, theo luật sư, vụ này nên giao cho Viện Kiểm sát điều tra sẽ đảm bảo tính độc lập và khách quan?
Đúng vậy, vụ việc lộ bí mật Nhà nước (nếu có) được tố cáo là từ phía cơ quan điều tra Công an. Người bị tố cáo là người có quyền lực tại cơ quan điều tra. Vậy nếu giao cho cấp dưới của người bị tố cáo điều tra, liệu vấn đề sẽ như thế nào? Điều này tôi không cần phải trả lời.
Khởi tố vụ án “mật báo” cho Dương Chí Dũng chạy trốn trước khi khởi tố chứng tỏ sự thượng tôn pháp luật của Hội đồng xét xử sơ thẩm Vụ án Dương Tự Trọng và đồng phạm. Nhưng cũng đồng thời đặt đặt cho Viện Kiểm sát một nhiệm vụ phải làm và nên làm để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Luật sư nghĩ sao khi vụ án Nguyễn Thanh Chấn có liên quan đến việc điều tra của Công an tỉnh Bắc Giang nhưng lúc đầu do Viện Kiểm sát điều tra sau đó lại chuyển Cơ quan điều tra Bộ Công an?
Tôi nghĩ vụ án này phải làm khác. Không thể giống vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn, lý do như tôi đã nói ở trên. Hai vụ án này hoàn toàn khác nhau ở mức độ và ở chức vụ người liên quan. Và tôi cũng nhắc lại, tự cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát phải dần dần nâng cao khả năng của mình để phải tham gia vào những vụ án như thế này.
Xin cảm ơn luật sư!
Điều 13. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội. Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định. Điều 100. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây: 1. Tố giác của công dân; 2. Tin báo của cơ quan, tổ chức; 3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; 4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm; 5. Người phạm tội tự thú. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?