Sau 30.000 năm ngủ yên trong lớp băng vĩnh cửu, loài virus khổng lồ này đã hồi sinh và tiếp tục hoạt động lây nhiễm.
Con virus khổng lồ hồi sinh sau giấc ngủ 30.000 năm |
Ngày 5/3, các nhà khoa học Pháp cho biết họ vừa phát hiện một loài virus cổ đại có tuổi thọ ít nhất 30.000 năm đã hồi sinh từ dưới lớp băng dày vĩnh cửu ở vùng Siberia.
Các nhà khoa học cho biết sau khi được lấy ra từ lớp băng này, loài virus trên đã có thể lây nhiễm trở lại, tuy nhiên nó không gây nguy hại cho con người hay các loài động vật. Tuy nhiên họ cũng cảnh báo rằng nhiều loại virus cổ đại nguy hiểm sẽ xuất hiện trong tương lai khi lớp băng vĩnh cửu đang tan dần.
Trong một bài báo đăng trên tạp chí khoa học PNAS, giáo sư Jean-Michel Claverie thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy một loài virus vẫn có thể lây nhiễm sau ngần đấy thời gian.”
Loài vi-rút cổ đại này được phát hiện nằm sâu dưới 30 mét băng vĩnh cửu. Có tên gọi là Pithovirus sibericum, nó thuộc về một chủng virus khổng lồ từng được phát hiện cách đây 10 năm.
Tuy nhiên loài virus này có kích thước lớn đến mức người ta có thể nhìn thấy chúng bằng kính hiển vi. Với chiều dài 1,5 micromet, nó là loài virus lớn nhất từng được phát hiện từ trước tới nay.
Lần lây nhiễm cuối cùng của nó là cách đây hơn 30.000 năm, tuy nhiên bằng các kỹ thuật trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã “hồi sinh” và cho nó lây nhiễm trở lại.
Các thí nghiệm cho thấy loài virus này chuyên tấn công sinh vật đơn bào amip, tuy nhiên nó không lây nhiễm cho người hay động vật.
Tiến sĩ Chantal Abergel cũng thuộc CNRS nói: “Nó xâm nhập vào tế bào, phân chia và cuối cùng giết chết tế bào amip, tuy nhiên nó không tấn công tế bào của người.”
Sau khi hồi sinh, nó tiếp tục tấn công và tiêu diệt tế bào amip
Mặc dù vậy, các nhà khoa học tin rằng có nhiều loài “sát thủ” virus đang náu mình trong lớp băng vĩnh cửu ở vùng Siberia. Khu vực này đang chịu một thảm họa thực sự, khi lớp băng vĩnh cửu ở đây ngày càng mỏng dần do biến đổi khí hậu.
Giáo sư Claverie cảnh báo rằng khi băng tan đi sẽ giải phóng nhiều loài virus chết người mới. Ông nói: “Khi người ta thực hiện các hoạt động khai mỏ và khoan dầu, những lớp băng cổ đại sẽ bị xuyên thủng, và đó chính là nơi mà nguy cơ xuất phát.”
Ông lấy ví dụ về loại virus đậu mùa vốn được coi là đã bị xóa sổ cách đây 30 năm. Ông nói: “Nếu loài virus này tồn tại giống như những con virus ăn amip trên thì bệnh đậu mùa chưa hề được xóa bỏ khỏi hành tinh này, nó chỉ biến mất trên bề mặt mà thôi.”
Ông nói tiếp: “Càng đào xuống sâu hơn, chúng ta càng có nguy cơ kích hoạt lại thảm họa đậu mùa từng hoành hành khắp địa cầu.”
Để đề phòng điều đó, các nhà khoa học hiện đang tìm cách khám phá chuỗi ADN của loài virus này để tìm ra loài nào nguy hiểm cho con người và động vật.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%