Dùng cách dùng mẹo giải rượu, giảm đau đầu như dưới đây đã khiến nhiều người bị chảy máu đường tiêu hóa, hại gan, viêm phổi.
![]() |
|
Ngộ độc rượu do độc chất chính là Methanol công nghiệp
Theo bác sĩ Lê Văn Tịnh – Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 22/3 vừa qua bệnh viện tiếp nhận 7 trường hợp nhập viện nghi do ngộ độc rượu. Trước đó đã có nhiều vụ ngộ độc rượu tập thể xảy ra, kết quả xét nghiệm cho thấy hàm lượng Methanol vượt ngưỡng cho phép nhiều lần.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ 22/2-14/3, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 25 ca ngộ độc rượu Methanol, với 3 bệnh nhân tử vong, 4 bệnh nhân hiện đang được điều trị tại bệnh viện.
Đáng ngại nhất là các trường hợp ngộ độc rượu có chứa Methanol (loại cồn công nghiệp), có nguy cơ tử vong rất cao, tỷ lệ ngộ độc Methanol cũng tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Methanol là một loại cồn công nghiệp có độc tính thấp, vào cơ thể người chuyển hóa thành formaldehyde (nhờ men alchoholdehydrogenase và sau đó thành formic acid nhờ men acetaldehyde dehydrogenase) – là chất gây độc cho gan, thận gây suy thận cấp, viêm gan nhiễm độc, đặc biệt là gây toan hóa máu nặng nề.
Độc tính của Methanol tác động chủ yếu lên thần kinh, nhất là thần kinh điều khiển thị giác, khiến bệnh nhân loạng choạng, hoa mắt (dễ nhầm là say rượu). Để lâu bệnh nhân sẽ bị tím tái, hôn mê, co giật, rối loạn điện giải, tụt huyết áp và có thể tử vong. Nếu có cứu sống cũng để lại nhiều di chứng thần kinh.
Triệu chứng nhiễm độc Methanol thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau uống rượu, với 2 giai đoạn: Giai đoạn kín đáo (vài giờ đến 30 giờ đầu); và giai đoạn biểu hiện ngộ độc rõ. Nếu uống rượu trộn (ăn kèm thực phẩm) sẽ kéo dài thời gian xuất hiện độc tính của Methanol. Vì triệu chứng ngộ độc Methanol lúc đầu thường kín đáo và nhẹ (ức chế nhẹ thần kinh, an thần, vô cảm) nên thường không được phát hiện. Có người sau vài ngày uống rượu mới xuất hiện rõ các triệu chứng ngộ độc.
Ảnh minh họa.
Nặng thêm vì dùng mẹo giải rượu, giảm đau đầu không đúng cách
Theo các bác sĩ, nhiều gia đình do xử trí không đúng cách, như cố cho người ngộ độc rượu ăn, hoặc dùng mẹo giải rượu, giảm đau đầu bằng uống thuốc và đã bị tràn vào phổi khiến bệnh nhân bị thêm viêm phổi.
Nhiều người có thuốc giải rượu lại “vô tư” uống rượu, mà không biết là thực tế chưa có loại dược phẩm nào có tác dụng “chống say” rượu, phòng tránh ngộ độc rượu thật sự. Nếu có thì thuốc đó chỉ mang tính hỗ trợ một phần bù các chất điện giải, vitamine, đường…
Người càng trẻ, có thể trạng gầy yếu thì nguy cơ ngộ độc rượu dẫn đến hạ đường huyết, gây đến tổn thương não càng cao, thậm chí bị di chứng sau điều trị ngộ độc rượu như suy thận, viêm tụy…
Ảnh minh họa.
Vì vậy với người đã uống rượu say thì không nên dùng mẹo giải rượu, giảm đau đầu bằng các loại thuốc sau:
- Không nên cho bệnh nhân uống những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu.
- Không uống thêm vitamin B1, B6, acid folic... để làm giảm đau đầu khi say, bởi rất hại gan.
- Không nên cho uống các thuốc Paracetamon, Aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt. Bởi khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.
- Không nên uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ làm giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp càng tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ bị xơ gan, ung thư gan.
Nếu người uống nhiều rượu mà vẫn đủ tỉnh táo thì nên cho ăn chất tinh bột, uống nước đường, sữa có đường và chú ý theo dõi.
Nếu người sau uống rượu thấy nói ú ớ, gọi không biết, thở khò khè, tay chân tím tái, lạnh thì nên cấp cứu ngay tại chỗ bằng cách: Cho nằm nghiêng bên phải, không cho dùng bất kỳ đồ ăn thức uống nào và gọi cấp cứu 115.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu


-
Rửa rau theo cách này: 1 người rửa, cả nhà mắc bệnh! 60% người Việt đang làm sai cách
-
Dấu hiệu nhận biết rau muống 'tắm' thuốc trừ sâu, chú ý ngay để bảo vệ sức khỏe cả gia đình
-
Phòng ngừa đột quỵ và nhồi máu não rất đơn giản: 3 chỉ số không được quá cao, 1 bệnh không được bỏ qua và 6 điều không được xem nhẹ
-
Thời gian ngủ tốt nhất cho từng nhóm tuổi, bạn có ngủ đúng cách không?




-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'