Nhiều độc giả nhận định, ở lại Úc nghiên cứu giúp các nhân tài phát huy tối đa khả năng. Khi đã trưởng thành, họ có thể noi gương giáo sư Ngô Bảo Châu về nước cống hiến.
Vì sao 12/13 nhà vô địch Olympia không về nước? |
Sau 14 năm ra đời và phát triển, chương trình Đường lên đỉnh Olympia đã trở thành một lò luyện ra các nhân tài ưu tú từ các trường THPT trong cả nước.
Có thể nói đây là niềm vinh dự không chỉ riêng mỗi thí sinh, mà còn là niềm tự hào của quê hương và ngôi trường thân yêu của họ. 13 nhà vô địch đã có những hướng đi riêng cho mình. Tuy vậy, 12 bạn trẻ đã lựa chọn ở lại đất nước Australia để phát triển sự nghiệp, chỉ có một người trong số đó lựa chọn quay về Việt Nam. Điều này đã dấy lên thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ, tại sao những nhà vô địch không về quê hương làm việc.
Khi "đất lành chim đậu"
Trong những luồng ý kiến của độc giả, không ít người thừa nhận việc ở tại một đất nước phát triển như Úc là một lựa chọn tuyệt vời. Bởi đây là nơi có trình độ khoa học kỹ thuật cũng như môi trường giáo dục hàng đầu. Các nhà vô địch Olympia có thể tìm thấy nhiều cơ hội hơn để học hỏi và trau dồi tri thức. Hơn nữa, họ còn trẻ, tương lai ở phía trước, vì thế cần vươn đến đỉnh tầm cao của trí tuệ.
Bạn đọc Hy Quý Phi bày tỏ quan điểm: “Thử nghĩ xem, người ta giỏi nhưng khi quay về Việt Nam thì tài năng đó có được trọng dụng tốt và phát huy tối đa hay không? Trước đây có một tiến sĩ làm việc ở viện nghiên cứu quốc gia, ông bảo một tháng lương của mình có 1,5 – 2,5 triệu. Với số tiền đó không biết sao ông đủ nuôi gia đình, cho con ăn học nữa chứ nói gì tới chuyện mua nhà riêng. Công sức bao nhiêu năm ăn học cuối cùng nhận lại từng đó có ai muốn không? Người ta tìm được một môi trường làm việc tốt, tài năng phát triển rồi giúp đất nước mình. Đất nước thì ai không yêu, nhưng là mỗi người yêu mỗi cách”.
Các nhân tài cũng phải vun vén cho cuộc sống gia đình.
Độc giả tên Vân nhận định Việt Nam còn thiếu nhân lực, phương tiện kỹ thuật cũng như chiến lược kỹ thuật rõ ràng, khi về nước, những cựu học sinh thường có một con đường chung là học lấy bằng tiến sĩ, giáo sư rồi đi dạy. Như vậy là một sự lãng phí lớn về tài năng, khi họ sẽ chỉ đóng góp như những giáo viên bình thường khác.
Ngoài việc khó tìm lối ra về chuyên môn, những nhà cựu vô địch còn vấp một rào cản về mức thu nhập cuộc sống, trong khi đó, chế độ đãi ngộ ở Úc thường tốt hơn nhiều. Bạn đọc tên Trần phân tích: "Úc đã tài trợ được 100% học bổng, hà cớ gì không mời và đưa ra những mức lương thưởng hấp dẫn để họ ở lại.
Trong số những người giành được học bổng, có nhiều người có hoàn cảnh khó khăn. Việc đi du học sẽ là bước ngoặt lớn trong cuộc đời, sau này làm việc ở nước ngoài còn có thể lo cho người thân tốt hơn".
Không cứ yêu nước là phải trở về
Trước việc các nhà cựu vô địch phải nhận một số chỉ trích về việc không trở về cống hiến cho đất nước, nhiều độc giả cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm: không nên đánh đồng việc trở về mới là yêu nước. Bởi nếu tấm lòng đã hướng về Tổ quốc, ở đâu, những nhân tài này cũng có thể đóng góp công sức, trí tuệ của mình.
Bạn Nguyễn Đăng Sỹ nhận định: "Mình ủng hộ con đường các bạn đang đi. Ở các nước phát triển, các bạn sẽ có cơ hội phát triển tài năng của mình, như Giáo sư Ngô Bảo Châu chẳng hạn. Sau khi đã tích lũy đủ cả kiến thức cũng như tài chính, họ sẽ quay về giúp đất nước. Thử hỏi những nhà vô địch này nếu học xong mà quay về Việt Nam ngay, liệu có chỗ đứng cho họ vừa để phát triển tài năng, giúp cho đất nước và giúp cho chính gia đình và người thân của họ không? Các bạn hãy yên tâm, con người của họ không thay đổi như một số người nghĩ".
Đồng quan điểm trên, bạn Nguyễn Quang Tuấn nhận xét, các nhà vô địch còn trẻ, còn cả một tương lai dài phía trước. Có thể bây giờ họ chưa về Việt Nam để cống hiến, nhưng sau 10 năm 20 năm, khi đã hoàn toàn trưởng thành, lúc đó họ mang tài chính, kinh nghiệm sống, cùng kỹ năng họ học được ở Úc để phát triển đất nước cũng không muộn.
Độc giả Anh Tuan Nguyen phân tích kỹ hơn, các nhà cựu vô địch ở lại làm việc tại nước ngoài cũng mang lại lợi ích gì cho nước nhà, thông qua những dòng tiền kiều hối đưa về Việt Nam. Anh cũng cho rằng những ý kiến phê bình các nhà vô địch Olympia là vô lý: "Nếu bạn nào nói tại sao du học xong không về nước, thì cũng giống như đang hỏi các bạn ở những tỉnh khác tại sao không về quê hương cống hiến mà ở lại thành phố làm gì? Không phải cứ yêu nước là phải quay trở về làm việc và cống hiến, họ vẫn không ngừng nỗ lực học tập và làm việc, tạo ra nguồn tiền gửi về quê hương. Đó cũng là yêu nước rồi, miễn sao trong tim họ không bao giờ quên gốc gác là được".
Áp đặt suy nghĩ lên người trẻ liệu có quá khắt khe.
Đồng quan điểm trên, độc giả Linh nhận định, nhiều bạn trẻ không công bằng khi chỉ tìm cách trách móc người khác: "Cứ ngồi đây bảo người ta không về xây dựng, cống hiến cho đất nước, chứ hỏi các bạn có biết "cống hiến" là gì chưa? Bao nhiêu tuổi rồi các bạn đã làm được gì cho bản thân và gia đình các bạn chưa? Chưa nói là các bạn đã làm được gì cho đất nước?".
Bạn cũng đưa ra lời khuyên, nếu ai đã có mong muốn được cống hiến, hãy cố gắng giành thời gian để học tập, tham gia những kỳ thi chất lượng cũng như phát triển kỹ năng, phẩm chất để trở thành người có ích hơn.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%