“Bạo lực trong bóng đá VN không tự sinh ra mà cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ thời VFF sang thời VPF”.
|
Đã ngồi ghế nhà trường phổ thông thì hẳn ai cũng biết Định luật bảo toàn năng lượng với nội dung chủ yếu là: “Năng lượng không tự sinh ra mà cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác”. Vận dụng Định luật này vào vấn đề đang làm nổi sóng bóng đá VN hiện tại là bạo lực sân cỏ cũng như bạo lực khán đài thì có thể nói rằng: “Bạo lực trong bóng đá VN không tự sinh ra mà cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ thời VFF sang thời VPF”.
Giữa VFF và VPF đang có 1 khoảng cách không nhỏ
Cách đây chưa lâu, trong 1 cuộc trò chuyện cùng TT&VH, trọng tài Dương Mạnh Hùng có tâm sự rằng anh từng điều khiển những trận bóng đá phủi mà sau 2 bên cầu môn đều giấu sẵn vài bao tải dao kiếm để các cầu thủ và CĐV sẵn sàng sử dụng khi “hữu sự”. Ở sân chơi bóng đá đỉnh cao thì không có chuyện như vậy, nhưng việc xuất hiện những pha bóng bạo lực đến mức rợn người không phải là hiếm thấy, mà mới nhất là cú quăng cả 2 chân vào đầu Mạnh Dũng (V.NB) của Hoàng Thịnh (SLNA) ở trận tứ kết Cúp QG diễn ra cuối tuần vừa qua.
Trọng tài Hoàng Anh Tuấn đã xử lý rất đúng trong tình huống đó khi rút thẻ đỏ truất quyền thi đấu ngay lập tức với Hoàng Thịnh, nhưng lẽ ra ban Kỷ luật phải dành cho Hoàng Thịnh thêm 1 án phạt nguội nữa để răn đe cầu thủ này nói riêng và những “máy chém” khác của bóng đá VN nói chung. Có 1 sự thật mà ai cũng phải thừa nhận là ở sân chơi nào của bóng đá VN, dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp, thì cầu thủ nào cũng phải “dằn túi” ít nhiều miếng võ để tự bảo vệ mình.
Thế nhưng, ranh giới giữa việc “học võ” để tự bảo vệ mình với việc dùng nó để tấn công người khác lại quá mong manh, và giữa nạn nhân và thủ phạm đôi khi rất khó xác định, chẳng hạn như vụ việc giữa Samson và Huy Hoàng trong trận SLNA-HN.T&T ở vòng 3 Super League 2012. SLNA được coi là đội bóng chơi rắn bậc nhất Super League, nhưng nếu cần phải đấu võ trên sân bóng thì đội bóng xứ Nghệ cũng chẳng phải là “độc cô cầu bại”.
Ở trận lượt đi của V-League 2011 giữa HN.T&T và SLNA, dù được xem là CLB chơi kỹ thuật nhất V-League thì HN.T&T cũng không hề ngán ngại lối chơi rắn và rát của SLNA bằng những pha ăn miếng trả miếng đích đáng. Bởi thế mà trận đấu đã có nhiều thời điểm căng như dây đàn khi cầu thủ 2 bên dành cho nhau những cú vào bóng không nương chân.
Điều đó cho thấy bạo lực đã là 1 phần không thể tách rời của bóng đá VN, và vấn đề trước hết là BTC giải cũng như VFF cần phải đưa ra chế tài thật nặng dành cho các cầu thủ thích làm “tiều phu” trên sân cỏ. Cùng với đó, công tác giáo dục tư tưởng cho các cầu thủ, đặc biệt là cầu thủ trẻ, cũng phải được thực hiện quyết liệt, rộng khắp và đồng bộ để tất cả hiểu rằng việc giữ gìn đôi chân cho bản thân và cho đồng nghiệp là cực kỳ quan trọng.
Tuy nhiên, không biết giờ này ai sẽ chịu trách nhiệm làm công việc khó khăn này, khi giữa VFF và VPF đang có 1 khoảng cách không nhỏ và chưa biết đến lúc nào mới tìm lại được tiếng nói chung.
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này
- Bỏ đếm giây đèn tín hiệu, nâng mức xử phạt vượt đèn đỏ lên 20 triệu đồng, nhiều người lo lắng, cục CSGT lên tiếng
- Mới nhất: Người dân muốn được thanh toán 100% BHYT cần nắm được xếp cấp 48 bệnh viện thuộc Bộ Y tế vừa công bố
- Virus HMPV là gì? Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?
- Lừa đảo cận Tết ngày càng tinh vi, chủ tài khoản ngân hàng cần làm ngay việc này để tránh bị 'bay' sạch tiền
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?