Việt Nam gắn với tình huống VAR lịch sử Asian Cup. Nhưng cũng chính công nghệ trợ lý trọng tài video đã hại đội tuyển áo đỏ.
|
Trong tình huống cho Nhật Bản hưởng phạt đền, trọng tài Mohammed Abdulla Hassan Mohamed của chủ nhà UAE đã nhận ý kiến từ đội ngũ VAR. Sau khi xem lại các góc quay, ông cho rằng có penalty.
Nhưng thực tế đây là quyết định hơi nặng của ông Mohammed Abdulla. Bùi Tiến Dũng đã vào trúng bóng, trước khi dẫn đến pha va chạm và Ritsu Doan chủ động ngã rất khéo.
Trọng tài Mohammed Abdulla Hassan Mohamed dường như đã sai lầm khi cho Nhật Bản
hưởng quả phạt đền khi áp dụng VAR
VAR mang đến sự công bằng. Nhưng trong luật bóng đá, VAR chỉ để tham khảo, và trọng tài vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng. Ở tình huống này, ông Mohammed Abdulla đã quyết định hơi nặng, hoặc chủ động đưa ra quyết định có lợi cho Nhật Bản.
Trước đó, ở châu Á, AFC quyết định áp dụng VAR từ vòng tứ kết Asian Cup. Ngay ở lần đầu áp dụng, VAR đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều khi trở thành tác nhân khiến tuyển Việt Nam phải dừng bước ở tứ kết vì bàn thua duy nhất trên chấm phạt đền.
Trước khi hại tuyển Việt Nam, tình huống lịch sử bóng đá châu lục là công nghệ đã cứu cho tuyển Việt Nam 1 bàn thua trước Nhật Bản, ở pha đánh đầu của đội trưởng Yoshida.
Công nghệ VAR cứu cho tuyển Việt Nam bàn thua trông thấy
Trọng tài đã công nhận bàn thắng. Nhưng sau yêu cầu từ HLV Park Hang Seo và ý kiến từ đội ngũ theo dõi VAR, ông quyết định xem lại tình huống và từ chối bàn thắng, khi bóng chạm tay Yoshida.
Các trường hợp sử dụng công nghệ VAR: những tình huống công nhận hay không công nhận bàn thắng, phạt đền hay không phạt đền, các pha tranh cãi, và thẻ đỏ trực tiếp.
Ở World Cup 2018, VAR được áp dụng lần đầu tiên trên đất Nga, và tuyển Pháp hưởng lợi rất nhiều.
Pháp tiến một mạch đến chung kết nhờ VAR. Trong trận cuối cùng thắng Croatia để vô địch, họ cũng nhờ đến trọng tài ảo để giành chiến thắng.
Tình huống VAR cứu thua cho tuyển Việt Nam:
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này
- Bỏ đếm giây đèn tín hiệu, nâng mức xử phạt vượt đèn đỏ lên 20 triệu đồng, nhiều người lo lắng, cục CSGT lên tiếng