Người đàn ông 42 tuổi được chuyển đến BV cấp cứu trong tình trạng nôn ra máu tươi số lượng lớn, sốc mất máu ức độ nặng do nghiện rượu nhiều năm.
![]() |
|
BS Trần Quang Lục, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, BV đa khoa Phú Thọ cho biết, nam bệnh nhân 42 tuổi đã có tiền sử lạm dụng rượu nhiều năm. Bệnh nhân đã có ít nhất 3 lần nôn ra máu tươi, đã được điều trị, tình trạng ổn định trở lại.
Tuy nhiên gần đây, bệnh nhân nôn ra máu tươi số lượng lớn và đi ngoài phân có máu, được gia đình chuyển vào BV đa khoa Phú Thọ cấp cứu trong tình trạng sốc mất máu mức độ nặng.
Sau khi thăm khám, xét nghiệm, siêu âm cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị 3 ổ vỡ giãn tĩnh mạch thực quản gây xuất huyết tiêu hoá do xơ gan mất bù. Nguyên chính do bệnh nhân nghiện rượu nhiều năm.
Hình chụp hệ tĩnh mạch cửa và các búi giãn tĩnh mạch thực quản của bệnh nhân trước can thiệp
Ngay lập tức, bệnh nhân được thắt tĩnh mạch thực quản cầm máu thành công, kết hợp với thủ thuật nội soi cầm máu, các bác sĩ đã cho truyền dịch và dung dịch cao phân tử để nâng huyết áp song song với đó là xin máu cấp cứu để truyền cho người bệnh. Bệnh nhân sau đó ổn định dần, huyết động tạm ổn.
Tuy nhiên sau 4 ngày nội soi, người bệnh bất ngờ đi ngoài ra máu trở lại, huyết áp lại tụt, lại sốc mất máu. Bác sĩ tiếp tục nội soi cầm máu, tuy nhiên lần này máu tuôn ra ào ạt không thể kiểm soát do thành thực quản đã xơ hoá do thắt nhiều lần.
Sau hội chẩn cấp cứu, các bác sĩ quyết định tạo luồng thông cửa chủ trong gan qua da (TIPS), đây là kỹ thuật đặt một giá đỡ kim loại có màng phủ trong gan, tạo một dòng chảy trực tiếp từ tĩnh mạch cửa lên tĩnh mạch gan làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa, kết hợp với nút các búi giãn tĩnh mạch thực quản để cầm máu.
Ca can thiệp thành công, máu ngừng chảy ngay lập tức, bệnh nhân ổn định và đi ngoài phân vàng sau 2 ngày, các chỉ số về mức bình thường. Sau 5 ngày, bệnh nhân được xuất viện.
BS Lục cho biết, TIPS là phương pháp can thiệp nội mạch, xâm lấn tối thiểu, không phải phẫu thuật, giúp giảm các biến chứng cũng như là hồi phục nhanh sau can thiệp, chính thức áp dụng tại Việt Nam từ 2009
Đây được xem là “cứu cánh” cho các bệnh nhân chảy máu tiêu hoá và là phương pháp có thể điều trị dự phòng chảy máu tiêu hóa hoặc điều trị cấp cứu chảy máu tiêu hóa do vỡ búi giãn tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch dạ dày mà điều trị nội khoa hoặc nội soi không hiệu quả.
Theo BS Lục, xuất huyết tiêu hóa do vỡ búi giãn tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch dạ dày là biến chứng nặng của xơ gan, tỉ lệ tử vong rất cao, có thể lên đến 30 - 50%.
Thậm chí, nhiều người bệnh bị nôn ra máu quá nhiều, chưa kịp đến bệnh viện đã tử vong, hoặc có trường hợp vào bệnh viện rồi, được truyền rất nhiều máu và điều trị bằng nội soi cũng không qua khỏi do không thể cầm được máu.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”


-
3 loại rau dễ 'ngậm' hóa chất, lại còn là ổ ký sinh trùng nhưng người Việt rất hay ăn
-
Nếu cơ thể xuất hiện 4 dấu hiệu bất thường liên tiếp, có thể ung thư dạ dày đã đến cửa, hãy kiểm tra kịp thời
-
Mỹ công bố vắc-xin chống lại 4 loại ung thư
-
Loại hạt 'nhỏ nhưng có võ', tưởng ăn cho vui miệng ai ngờ lại tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe




-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ
-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025
-
Mỹ công bố vắc-xin chống lại 4 loại ung thư
-
Sáp nhập tỉnh thành, điểm ưu tiên khu vực của thí sinh thi THPT và xét tuyển đại học được tính thế nào?