Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên cho rằng, “thủ phạm” gây tắc đường là xe máy chứ không phải ô tô. Vì thế xe máy mới là phương tiện cần hạn chế lúc này.
|
Đó là khẳng định của Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT đường bộ - đường sắt, ủy viên UBATGT Quốc gia trong buổi đối thoại chính sách vừa diễn ra. Quan điểm trên đi ngược lại với nhận định của nhiều chuyên gia khi cho rằng “thủ phạm” gây ùn tắc giao thông là ô tô chứ không phải xe máy.
Tướng Tuyên nhận định, ùn tắc giao thông đang “nóng” không kém gì tai nạn giao thông, thậm chí còn gây bức xúc hơn vì ngày nào người dân cũng phải đối mặt. Để giải quyết vấn đề này phải hết sức quyết liệt, đồng bộ chứ không chỉ dừng lại ở việc phân làn phân luồng, hay hạn chế xe cá nhân.
Đồng tình với quan điểm thu phí phương tiện cá nhân, song ông Tuyên cho rằng vấn đề này cần thực hiện có lộ trình. Theo ông Tuyên “thủ phạm” gây tắc đường hiện nay không phải do phương tiện ô tô mà chính là xe máy. Vì thế xe máy mới là phương tiện cần phải hạn chế trước tiên.
Tướng Tuyên cho rằng xe máy mới là phương tiện gây ùn tắc chứ không phải ô tô. (Ảnh minh họa)
Tướng Tuyên lý giải, hiện Việt Nam chỉ có khoảng 1,6 triệu chiếc ô tô, trong khi đó lượng xe máy đang có khoảng 30 triệu chiếc. Lượng xe máy đang quá nhiều, trong khi số lượng ô tô lại quá ít so với nhiều nước trên thế giới. Ví dụ như Thủ đô Băng Cốc (Thái Lan) hiện nay số lượng ô tô ở thành phố này còn nhiều hơn cả nước mình cộng lại.
Vậy phương tiện nào là “thủ phạm” gây ùn tắc giao thông của chúng ta hiện nay: Xe máy hay ô tô?
“Tôi cho rằng phải hạn chế phương tiện xe máy trước ô tô. Chính sự gia tăng của phương tiện này khiến giao thông hỗn loạn, xe máy tràn lên đường, đâm ngang dọc, dẫn đến ùn tắc giao thông” – Tướng Tuyên nhấn mạnh.
Thừa nhận câu chuyện phí và lệ phí trong giao thông đang là vấn đề “nóng”, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch UBATGT Quốc gia cho biết, cá nhân ông thường xuyên nhận được nhiều tin nhắn, chia sẻ: người ủng hộ, phản đối có, cảnh báo cũng nhiều.
Song ông Hiệp cho rằng nếu không có những giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân, nhất là tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP. HCM thì mức độ ùn tắc sẽ rất nghiêm trọng. Với mức tăng bình quân 15% số phương tiện cá nhân mỗi năm thì chỉ ba năm nữa thôi, ở hai thành phố lớn sẽ không còn chỗ để xe chứ chưa nói để đi.
“Ngay lúc này phải đưa ra các giải pháp đồng bộ để hạn chế ùn tắc. Trong đó có giải pháp hạ tầng, phát triển vận tải công cộng, tăng xử lý vi phạm, nâng cao ý thức người dân… ngoài ra nhà nước phải đưa ra chính sách thu phí để hạn chế phương tiện cá nhân. Tôi tin rằng nếu thu phí số lượng phương tiện cá nhân sẽ giảm đi. Bởi khi thu phí, trước khi mua xe, nhất là với ô tô người dân chắc chắn sẽ phải cân nhắc.
Nhiều ý kiến cho rằng, khi thu phí để hạn chế thu nhập cá nhân sẽ hạn chế sự phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam. Về vấn đề này ông Hiệp lý giải, nếu xảy ra tình trạng giao thông thường xuyên tắc nghẽn thì các nhà sản xuất bán ô tô cho ai? Người dân nếu có mua ô tô cũng không có đường để đi nữa.
“Ngược lại nếu phương tiện cá nhân giảm xuống, đường sẽ thông hè sẽ thoáng hơn. Nguồn phí thu được sẽ dành đầu tư cầu vượt, điểm đỗ, mở rộng đường sá… khiến giao thông thông thoáng. Đến lúc đó nhà sản xuất ô tô mới có thể bán hàng được” – ông Hiệp nói.
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học
- Từ 1/1/2025, người dân ra đường vi phạm 2 lỗi này sẽ bị phạt nặng, tăng từ 30 lần đến 50 lần mức cũ
- Những chiêu trò lừa đảo mới dịp cận Tết, cần cảnh giác kẻo lại mất tiền oan
- Ai là người có mức lương hơn 10,3 tỉ đồng/năm ở TP HCM năm 2024?