Triều Tiên: Nơi hạnh phúc nhất thế giới

“Chào mừng đến với CHDCND Triều Tiên” - anh chàng hướng dẫn viên du lịch chào đón chúng tôi với vẻ mặt rạng rỡ.

Máy bay vừa hạ cánh cũng là lúc chiến dịch tuyên truyền bắt đầu. Tôi (*) là thành viên của đoàn du khách đầu tiên đến Triều Tiên vào dịp năm mới. Trong 5 ngày tới, chúng tôi sẽ được theo dõi cẩn thận 24/24 và sẽ được nghe tất cả những “sự thật” thú vị.

“Điều đầu tiên quý vị chú ý là gì?” – chàng hướng dẫn viên hỏi. “Uhm…” – anh ta không để ai kịp trả lời và nói luôn: “Không khí rất trong lành. Quý vị có thích không khí trong lành không?”

Tôi hít sâu một chút. Chẳng trong lành gì cả, toàn mùi xăng và dầu diesel.

“À, tôi,…” – tôi trả lời “… tôi nghĩ anh cũng rất thích không khí trong lành?”

Chàng hướng dẫn viên gật đầu.

20 phút tiếp theo, chúng tôi được giảng bài học về việc gìn giữ bầu không khí trong lành. Dù thực tế, lý do duy nhất để không khí ở Triều Tiên sạch đơn giản chỉ là vì họ không có một ngành công nghiệp nào cho ra hồn. Nhưng điều này không hề được anh chàng hướng dẫn viên (HDV) đề cập đến.

Chúng tôi được đưa đến một khách sạn, giống như thành phố ma. Khách sạn cao hơn 40 tầng nhưng chỉ có khách thuê 3 phòng. Phân nửa thang máy không hoạt động và khi cánh cửa phòng mở ra, bên ngoài hành lang tối mịt.

Sao chẳng có đèn đóm gì hết vậy” – tôi hỏi anh chàng HDV. “Chúng tôi đang dự trữ năng lượng. Như thế này sẽ vừa tiết kiệm, vừa thân thiện môi trường” – anh ta đáp, và nói tiếp:

Tôi nghĩ anh sẽ rất thích phòng nghỉ của mình,” vừa nói anh ta vừa mở cửa. “Năm sao đấy!

Tôi nhìn thao láo vào cái phòng được bài trí theo kiểu thời chiến tranh lạnh, được trang bị thêm cả một chiếc radio. Sau khi check in, chúng tôi trở lại xe buýt và đi ăn tối.

Quý vị chú ý” – anh chàng HDV nói một cách hồ hởi. “Không kẹt xe nhé!” Anh ta nói và cho biết chỉ có những đảng viên cao cấp, trung thành mới được phép thuê hoặc có xe hơi riêng chứ không phải ai (như anh ta) cũng có tiền để mua, ngay cả khi để dành lương có đến hàng chục năm.

Quý vị cũng thấy không, không hề có biển quảng cáo” – anh ta tiếp. “Rất tuyệt. Tôi nghĩ quý vị sẽ thích".

Lý do, lại một lần nữa, có cái cửa hiệu nào đâu mà quảng cáo. Bên cạnh vài tiệm tạp phẩm, quần áo, bao gồm cả cái cửa hàng có tên gọi “Cửa hàng số 1” (không thấy số 2), thì chẳng có gì để mua mà người dân cũng chẳng có tiền để xài.
 

Ga tàu điện ngầm sâu 100m dưới lòng đất và được xem là nơi tránh bom ở Bình Nhưỡng

Quý vị có thể chụp ảnh, tối đa chỉ được phép 10 tấm thôi nhé” – chàng HDV lại hướng dẫn. Tôi chụp tổng cộng 289 tấm, nhưng chẳng có tấm nào thú vị cả. Toàn cảnh những đứa trẻ làm ruộng, hay người già ở ngoại ô, hoặc những binh sĩ nữ ở tuổi teen. Chúng tôi bị cấm chụp ảnh đủ thứ. Kể cả khi chiếc xe buýt chết máy tôi cũng không được chụp, nhưng chỉ vài giây sau, họ lại khuyến khích tôi chụp mấy chiếc buýt mới.

Với mỗi nơi chúng tôi đến thăm – khu bể bơi mới, trường đua ngựa mới và một nhà trẻ mới – những câu hỏi luôn lởn vởn trong đầu tôi là : “Cái này thì có gì ấn tượng?” và khi hỏi ra, câu trả lời là: “Có tốt hơn ở đất nước quý vị không?

Chúng tôi đến thăm một khu nhà ở phức hợp mới toanh, được xây cho khoảng hơn 1.000 kỹ sư trung thành. Ở đây, vườn chơi cho con nít cũng được lắp nhạc có tiếng chim hót. Khi chúng tôi làm một tour thăm các khu chung cư, người HDV lúc nào cũng hỏi: “Căn nhà này nếu ở nước quý vị thì giá sẽ là bao nhiêu?”

Chúng tôi trả lời nhiều giá khác nhau, HDV dịch lại và gia đình người chủ nhà sẽ gật đầu một cách dè chừng và từ tốn. Bất cứ khi nào chúng tôi hoàn tất một hoạt động, HDV lại hỏi: “Ấn tượng không?” Và câu trả lời luôn luôn là: “Ừ, rất tốt!

Tuyệt vời chứ” – anh chàng HDV gặng.

Tôi không trả lời. Và lời gặng hỏi không thành, chàng HDV quyết định nói với tôi đơn giản là những gì tôi nghĩ. Cụm từ “tôi nghĩ anh rất thích” được lập đi lập lại nhiều lần trong một ngày.

Tôi cũng chưa học được một bí mật quốc gia: Mọi thứ ở Bắc Triều Tiên đều hoàn hảo!

Trong các công viên, trẻ em được dạy bằng những món đồ chơi chiến tranh như thế này

Khi chiếc xe buýt chết máy, chúng tôi nhanh chóng được lùa vào một khách sạn “để sưởi ấm”. Khi hiệu sách không có quyển sách tôi muốn, chỉ đơn giản là vì “hôm nay là ngày nghỉ”. Tất cả những nơi tôi được đưa đến đều rất mới, hoặc mới xây lại trong vòng 18 tháng.

Chúng tôi sử dụng phương pháp xây dựng tốt nhất,” – chàng HDV lại giải thích. “Và những vật liệu tốt nhất”. Anh ta hào hứng khoe: “Không thể có thời gian nào thi công nhanh hơn. Một tòa nhà chung cư cao tầng, chúng tôi chỉ thi công trong 7 tháng, khu phức hợp thể thao chỉ mất 9 tháng”.

Sự ô nhiễm được đổ lỗi cho Trung Quốc, chứ không phải 3 nhà máy than khói bụi lừng lững nhìn qua ô cửa sổ khách sạn là thấy. Chúng tôi đến thăm bảo tàng chiến tranh, trưng bày chàng chục món trang thiết bị quân sự của Mỹ họ bắt được. Một sĩ quan giải thích rằng miền bắc không bao giờ thua trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Tôi được giảng giải rằng “lãnh tụ vĩ đại Kim Nhật Thành đã thực hiện một cuộc triệt thoái thành công”.

Chẳng lẽ ở đây chỉ có những điều tốt đẹp xảy ra, tôi nghĩ, và quyết định hỏi.

-        “Ở đây có bao giờ xảy ra nạn đói không?”

-        “Không”

-        “Thế có xảy ra tình trạng tội phạm trong thủ đô 2 triệu người này không?”

-        “Không hề”

-        “Có thực là có những trại tập trung ở miền bắc không?”

-        “Anh sai lầm rồi”

Ở Bắc Triều Tiên, khí hậu không bao giờ lạnh, chỉ trong sạch mà thôi.

Khi tôi không mạo hiểm sự  tự do của mình cho một dịp tết ở Triều Tiên, công việc của tôi chủ yếu phục vụ cho công tác bãi nô, vì thế lẽ đương nhiên tôi để ý đến vấn đề buôn người. Câu hỏi của tôi về vấn đề này lập tức được đáp trả: “Ở Triều Tiên không hề có nạn mại dâm”.

-        “Không có à?”

-        “Không”

-        “Ngay cả chỉ 1 trường hợp”

-        “Tôi nghĩ là không bao giờ”

Một trong những “vệ sĩ” đi theo chúng tôi ngủ gục, miệng há hốc khi chúng tôi đến xem dàn nhạc giao hưởng. Khi chọc anh ta, anh ta bảo: “Không, ở Triều Tiên khi làm gì đó, chúng tôi chỉ tập trung vào … lỗ tai mình!

Không phải thứ gì ở Bắc Triều Tiên cũng xấu, họ thực sự có những tòa nhà rất đẹp và những người dân thân thiện chưa từng thấy. Và một điều quan trọng đáng chú ý là người Triều Tiên nhìn chung không hề ghét người Mỹ.

Họ giữ thế bí mật đối với phương Tây. Họ yêu thích phim Hollywood, ngay cả việc xem phim ở nước này cũng là nhạy cảm. Ở viện bảo tàng Kim Jong-Il, một chiếc Macbook Pro được nhìn thấy trên bàn làm việc của ông. Đó là chưa kể đến hình ảnh của đội bóng rổ Chicago Bulls.

Giống như cả thế giới còn lại, Triều Tiên có những công trình thượng thừa. Nhưng không giống như phần còn lại của thế giới, họ không bao giờ thể hiện một điều rằng mỗi quốc gia đều có điểm mạnh và điểm yếu. Và không giống như cả thế giới còn lại, họ không hề học được rằng thừa nhận thất bại là bước đi đầu tiên để có một tương lai tốt đẹp hơn.

Jared Brock

(*) tác giả là đồng sáng lập Hope for the Sold – một tổ chức từ thiện chống lại nạn buôn người.