Việc những người có nhân cách tốt trong cơ quan hiếm khi được thăng tiến, điều này dường như đã trở thành một hiện tượng bình thường ở bất kỳ nơi nào. Tại sao lại có điều này? Nguyên nhân chính xuất phát từ ba khía cạnh.
![]() |
|
1. Những người "nhân cách tốt" thường không muốn và cũng không giỏi trong việc tranh giành lợi ích
Khái niệm "nhân cách tốt" là gì? Thông thường, đó là những người rất coi trọng danh tiếng của mình, khi có xung đột lợi ích, họ thà chịu thiệt thòi chứ không muốn làm mất lòng ai. Nói trắng ra, những người như vậy là "muốn giữ thể diện mà chịu khổ", họ coi bộ mặt của mình còn quan trọng hơn lợi ích thực tế.
Lý do khiến những người nhân cách tốt hiếm khi được thăng tiến trong công việc (Ảnh minh hoạ)
Họ nghĩ rằng, việc cố tình lấy lòng cấp trên, cố tình tranh giành lợi ích, sẽ bị người ta chỉ trích là tiểu nhân, là người có nhân phẩm thấp hèn. Họ không muốn gánh chịu tiếng xấu như vậy. Vậy những người đó thực sự không muốn tranh giành lợi ích sao? Thực ra không phải, chả qua chính bản thân họ không dám bước vào cuộc đấu tranh giành, vậy nên những người "nhân cách tốt" mãi mãi là kẻ thất bại.
2. Những người "nhân cách tốt" dễ bị bắt nạt và cũng dễ bị lợi dụng
Những người "nhân cách tốt" là những người rất coi trọng danh tiếng của mình. Khi có xung đột lợi ích, họ sẵn sàng chịu thiệt thòi chứ không muốn làm mất lòng ai.
Vì vậy, nhược điểm của những người đó là "muốn giữ thể diện mà chịu khổ". Ví dụ khi có việc cần nhờ, người khác sẽ cố tình dùng những lời hoa mĩ dỗ dành buộc họ phải làm việc. Đến khi xong việc, họ lại chả nhận được những gì xứng đáng với sức lao động.
(Ảnh minh hoạ)
Lâu dần hình thành một hiện tượng kỳ lạ: Khi có việc cần làm, những người "nhân cách tốt" luôn phải đi trước gánh lấy. Đến lúc luận công ban thưởng, họ lại là người xếp cuối cùng, thậm chí còn chả được gì, cho dù phần thưởng đó họ xứng đáng được nhận.
3. Những người "nhân cách tốt" là người tuy “quan trọng”, nhưng không phải là người được yêu thích
Dựa trên phân tích ở phần trước, những người "nhân cách tốt" trong cơ quan, khi làm việc, luôn là người tiên phong. Một khi có cơ hội thăng tiến, những người này lại bị xếp sau hoặc chả được gì. Vì vậy, những người "nhân cách tốt" trong cơ quan luôn là những người rất quan trọng, nhưng không phải là người được yêu thích.
(Ảnh minh hoạ)
Nói cách khác, họ chuyên phụ trách việc làm, giải quyết khó khăn cho lãnh đạo, bất kỳ công việc nào khó nhằn, đều được giao cho những người này. Tất nhiên, khi đó lãnh đạo cũng không thiếu những lời khen ngợi, để những người "nhân cách tốt" này hăng hái làm việc.
Khi khúc xương cứng đã được nhằn xong, thì cũng là lúc những người "nhân cách tốt" này phải đứng sang một bên, đó là lúc những người được yêu thích lên sàn. Những người được yêu thích không cần biết làm việc, chỉ cần biết cách điều hành các mối quan hệ, đặc biệt là cách tạo mối quan hệ với cấp trên là được.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác


-
3 buổi tụ họp 'lợi ít, hại nhiều', kẻ dại dột cứ rủ là đi, người khôn ngoan không bao giờ đến
-
Meso trẻ hóa da - “Thần dược” giúp bạn trở lại tuổi thanh xuân
-
Người thành công, giàu có thường hiểu rõ 'Định luật cá sấu', nó nghĩa là gì?
-
Không thể tảo mộ và cúng Thanh Minh đúng ngày Tết Thanh Minh, có thể lựa chọn ngày khác được không?




-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt