Toà đồng tình với Viện Kiểm sát: Huyền Như có dấu hiệu tham ô
Thứ tư, 07/01/2015 12:11

Hôm nay (7/1), Toà Phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM tuyên án vụ Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng Phòng giao dịch Điện Biên Phủ VietinBank - TP.HCM) và các đồng phạm.

Bị cáo Huyền Như

Bị cáo Huyền Như

Đối với tội danh lừa đảo, HĐXX nhận xét án sơ thẩm xác định sai tội danh ảnh hưởng đến quyền lợi của các tổ chức bị hại. Án sơ thẩm vi phạm tố tụng, chưa điều tra đầy đủ nên đề nghị của VKS huỷ án và xác định lại vị trí tố tụng của VietinBank và các công ty bị Như chiếm đoạt tiền là đúng. Đề nghị huỷ án phần này để điều tra xét xử lại là không vi phạm tố tụng không như các ý kiến phản bác trước đó.

Nhận định về hành vi chiếm đoạt tiền của năm công ty và hai ngân hàng ACB và NaviBank, HĐXX đồng tình với VKS đã phát biểu trong phần luận tội trước đó.

Cụ thể, kháng cáo ACB và 19 nhân viên đòi VietinBank có trách nhiệm bồi thường không có cơ sở chấp nhận. Cạnh đó HĐXX cũng nhận định án sơ thẩm tuyên chưa chặt chẽ về việc buộc Như và đồng phạm liên đới bồi thường cho ACB mà lý ra phải là bồi thường cho 19 nhân viên ACB mới chính xác. Nhưng suy cho cùng số tiền này cũng là của ACB nên thấy không cần sửa.

Trong vụ án này ACB chuyển tiền trái phép vào VietinBank và 17 nhân viên ACB đã bị Như lừa từ ngay giai đoạn đầu. ACB thực tế không giao dịch với VietinBank nên chắc chắn là hai ngân hàng này không có quan hệ nguyên và bị đơn dân sự. Đồng thời toà cũng nhận định việc uỷ thác nhân viên gửi tiền của ACB là trái pháp luật và lãnh đạo ACB đã phải ra toà về hành vi cố ý làm trái (vụ án Bầu Kiên). Việc ACB bị mất tiền ngoài do lỗi uỷ thác trái luật còn do sự tắc trách của các nhân viên ACB.

Tương tự, kháng cáo của Navibank và bốn nhân viên họ cũng bị toà bác. Navibank và VietinBank không giao dịch gửi tiền nên không thể là nguyên- bị đơn dân sự trong vụ án này. Và lỗi dẫn đến việc tiền của Navibank bị Như chiếm đoạt là do lãnh đạo, nhân viên NaviBank và người môi giới

Còn với 5 công ty bị chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ, HĐXX đồng tình với VKS các công ty này mở tài khoản thật và hợp lệ tại PGD VietinBank Điện Biên Phủ. Lấy trường hợp công ty Hưng Yên, toà phân tích hợp đồng công ty này ký với VietinBank do Như làm giả vô hiệu ngay từ khi ký. Tuy nhiên việc mở tài khoản (chữ ký và con dấu của chủ tài khoản thật) đều hợp lệ, hợp pháp theo quy định. Sau khi công ty này chuyển tiền vào VietinBank, Như làm lệnh chi giả (con dấu Như làm giả và ký ô kiểm soát) và khi thực hiện chuyển tiền nhân viên nghiệp vụ không kiểm tra đúng quy định mà theo lệnh Huyền Như. Tất cả các hành vi gian dối của Như đều thực hiện tại phòng giao dịch này.

HĐXX phân tích, theo công văn VietinBank gửi toà phúc thẩm thì Huyền Như là người có chức vụ quyền hạn, lợi dụng thực hiện giao dịch giả ngoài ý chí của chủ tài khoản thật để chiếm đoạt tiền của công ty Hưng Yên. Như vậy hành vi này có dấu hiệu tham ô, địa vị pháp lý VietinBank phải là nguyên đơn dân sự, án sơ thẩm buộc Như bồi thường là không đúng

Kháng cáo của Hưng Yên buộc VietinBank có trách nhiệm bồi thường là có cơ sở. Nhưng cấp phúc thẩm không thể sửa án sơ thẩm buộc VietinBank bồi thường bởi như vậy tước quyền kháng cáo của ngân hàng này. Vi phạm của sơ thẩm không thể bổ sung ngay tại phúc thẩm nên toà chấp nhận đề nghị của VKS huỷ phần này giải quyết lại phần dân sự....

Toà vẫn đang tiếp tục nhận định các kháng cáo kháng nghị khác.

Plo.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”

Tag: tham o , chiem doat tai san , toi pham , giet nguoi , gay an , tin 113 , tin , bao