Luật sư Rachel của Mỹ cho biết, trong vụ kiện Bangladesh, việc Ấn Độ chấp nhận Trọng tài quốc tế làm cho Trung Quốc "cảm thấy áp lực".
Tình hình Biển Đông tối 4/8: Giải quyết tranh chấp theo cách của Ấn Độ - Bangladesh? |
Tháng 7/2014, Ấn Độ và Bangladesh đã chấp nhập việc thông qua phán quyết của Tòa án trọng tài biển quốc tế về quy thuộc chủ quyền lãnh hải đối với hơn 200.000 km tại Vịnh Bengal. Việc này đã tạo ra mô hình mẫu, thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước liên quan bằng Trọng tài quốc tế.
Theo đó, Ấn Độ nhượng phần lãnh hải khoảng 19.500 km2 nhưng đổi lại Ấn Độ giành được quyền khống chế vùng biển gần cửa sông Jalapa Khan (biên giới Bangladesh- Ấn Độ). Vùng biển này do có nhiều tài nguyên dầu khí nên trở thành tiêu điểm tranh chấp trên biển giữa hai nước.
Tòa án Biển Liên Hợp Quốc đã thông qua phán quyết trên với tỷ lệ 4/5 phiếu thuận, thậm chí dành cho Bangladesh vùng biển rộng hơn so với yêu cầu của nước này. Bangladesh cũng ca ngợi phía Ấn Độ đã chịu “nhượng bộ” và cho rằng điều này có lợi cho việc cùng khai thác chung nguồn dầu khí trên biển.
Quan chức hai nước đều bày tỏ ủng bộ đối với phán quyết của Tòa án. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, phán quyết này đã chấm dứt vấn đề lịch sử để lại trong suốt thời kỳ dài.
Tuy nhiên, một số báo chí Ấn Độ cho rằng “nói đúng ra là phán quyết trên không có lợi cho Ấn Độ, thậm chí là hoang đường, những chứng cứ của phán quyết đều rất nực cười”. “Thắng lợi” của Ấn Độ là giành được quyền kiểm soát vùng biển cửa sông biên giới, tuy nhiên trên thực tế vùng biển này từ lâu do Ấn Độ kiểm soát.
Với Bangladesh, đây là một thành công tiếp theo trong việc đưa ra trọng tài quốc tế phân xử tranh chấp lãnh thổ. Trước đó, năm 2012, Bangladesh đã từng giải quyết tranh chấp với Myanmar bàng cách thức tương tự.
Bloomberg cho biết, luật sư Rachel của Mỹ bào chữa cho Bangladesh trong vụ kiện này, cũng đang giúp Philippines kiện Trung Quốc lên Toà án quốc tế về vấn đề “Nam Hải”. Rachel cho biết, việc Ấn Độ chấp nhận Trọng tài quốc tế làm cho Trung Quốc “cảm thấy áp lực”.
Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc Phó Tiều Cường cho biết, việc Ấn Độ chấp nhận Trọng tài vừa có tính toán đến việc củng cố sân sau Nam Ẩ, ngăn chặn nước lớn xâm nhập, cũng vừa có nhân tố lịch sử thực dân phức tạp và phương diện thực tế. Nhưng việc phân định biển vịnh Bengal tuyệt đối khống thể liên tưởng, so sánh với vấn đề Biển Đông!?
Phó Tiểu Cường cho biết, việc Mỹ và phương Tây ca ngợi cách làm của Ấn Độ chấp nhận trọng tải không thể gây ra áp lực cho Trung Quốc. Ấn Độ - Bangladesh chấp nhận Trọng tài có thể nói là kết quả cùa hiệp thương bình đẳng. Nhưng các bên liên quan đến vấn đề Biển Đông lại mưu toan lợi dụng cái gọi là quốc tế chống lưng, lấy nhỏ chèn ép lớn, từng bước xâm chiếm chủ quyền của Trung Quốc.
Lập luận buồn cười nêu trên của học giả Trung Quốc càng cho thấy nỗi sợ vì đuối lý của nước này.
>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- 7 ngày nữa nếu muốn xuất nhập cảnh, công dân bắt buộc phải thực hiện quy định mới này
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành