An ninh và ổn định của biển Đông trước hết có lợi cho các nước và vùng lãnh thổ có liên quan, rộng ra là cho cả thế giới.
Tình hình Biển Đông chiều 28/10: Biển Đông lặng sóng có lợi cho ai? |
Nhìn lên bản đồ Thái Bình Dương, chúng ta thấy khu vực biển Đông trải dài từ Singapore và eo biển Malacca tới eo biển Đài Loan. Chung quanh là các nước Việt Nam, Singapore, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippines, Trung Quốc và Đài Loan. Trong đó, Việt Nam là nước có bờ biển tiếp giáp biển Đông dài nhất, gồm toàn bộ bờ biển của mình dài hơn 3.400km.
Biển Đông xưa nay có vị trí địa - chính trị đặc biệt. Với diện tích rộng tới 3,5 triệu kilômét vuông, biển Đông có trữ lượng dầu khí và hải sản dồi dào. Đây cũng là tuyến đường biển tấp nập thứ hai trên thế giới, mỗi năm có khoảng 5.000 tỷ USD hàng hóa thông thương.
An ninh và ổn định của biển Đông trước hết có lợi cho các nước và vùng lãnh thổ có liên quan, rộng ra là cho cả thế giới. Khi biển Đông sóng yên gió lặng, các bên trong khu vực có thể tập trung mọi nguồn lực của mình vào phát triển kinh tế, đặc biệt quan trọng khi thế giới đang tiếp tục chìm trong cơn suy thoái kinh tế chung.
Cũng giống như các vùng biển cận kề khép kín khác trên thế giới, với những hòn đảo nằm ở những vùng chồng lấn, biển Đông không thể tránh khỏi những tranh chấp, nhẹ thì về quyền thông thương và kinh tế, nặng là về chủ quyền lãnh hải. Từ nhiều năm nay, các nước Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam, cũng như lãnh thổ Đài Loan, đang tranh chấp chủ quyền ở đây. Ngoại trừ Trung Quốc và Đài Loan, các nước có chung biển Đông đều thuộc Tổ chức các nước Đông Nam Á (ASEAN), có tranh chấp thì cũng ở chừng mực nào đó, như giữa anh em một nhà. Dù gì họ cũng nằm chung một tổ chức. Vấn đề chỉ thực sự trở nên nóng bỏng và căng thẳng trong những năm gần đây khi Trung Quốc công bố đường lưỡi bò 10 đoạn (trước đó là 9 đoạn) do họ tự vẽ để đòi chủ quyền 90% diện tích biển Đông, bất chấp lãnh hải của các nước trong khu vực theo công pháp quốc tế.
Cho tới nay chẳng ai còn mù mờ gì về nguyên nhân chính khiến biển Đông dậy sóng. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ một khi đã chẩn được bệnh chính xác rồi, các thầy thuốc và người bệnh có tìm ra được liệu pháp và cùng đồng lòng chữa trị hay không?
Trong chuyến thăm Đức hồi trung tuần tháng 10/2014, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh với các học giả Đức rằng lợi ích về an toàn, tự do hàng hải và ổn định ở khu vực biển Đông chỉ có thể được bảo đảm khi tất cả các nước, nhất là các bên trực tiếp có yêu sách chủ quyền ở biển Đông, phải nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Một lần nữa, Việt Nam thể hiện giải pháp mà mình kiên trì theo đuổi là giải quyết mọi bất đồng một cách hòa bình trên cơ sở luật lệ quốc tế và tất cả cùng có lợi. Điều này là giải pháp duy nhất đúng khi các bên đều cố gắng bảo vệ các luận cứ về chủ quyền của mình. Sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm nếu như có bên nào đặt lợi ích cục bộ lên trên hết và có hơi hướm của chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?