Ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TP HCM, đồng tình với nhận định nguồn quỹ BHXH có thể đến lúc nào đó sẽ không còn tiền để chi lương hưu.
Làm thủ tục tại BHXH TP HCM |
* Phóng viên: Thưa ông, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa cảnh báo rằng nguồn quỹ hưu trí của Việt Nam sẽ bị thâm hụt và cạn kiệt trong thời gian tới. Nhận định này có chính xác?
- Ông Cao Văn Sang: Cảnh báo trên là có cơ sở. Theo đó, dự kiến đến năm 2023, số thu BHXH cho hưu trí sẽ bằng số chi. Từ sau năm này, muốn chi lương hưu phải sử dụng số dư từ nguồn thu BHXH của những năm trước. Đến khoảng năm 2034, nguồn quỹ sẽ hết, không còn tiền để chi lương hưu.
Hiện nay, nguồn quỹ BHXH đang dư. Cơ quan BHXH dùng số tiền này để đầu tư vào những kênh an toàn như cho ngân hàng và ngân sách nhà nước vay; tiền lãi sẽ được bổ sung vào nguồn quỹ BHXH.
* Tình trạng này có phải chỉ xảy ra ở Việt Nam?
- Tôi chưa thấy quốc gia nào mà quỹ hưu trí không thiếu. Tình trạng này rất phổ biến, kể cả những nước có nền kinh tế phát triển như ở phương Tây. Các nước này thường sửa luật để điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu hoặc giảm lương hưu.
* Nguyên nhân chính của tình trạng này do đâu, thưa ông ?
- Thứ nhất, có hàng triệu người được tính thời gian đóng BHXH trước năm 1995 nhưng quỹ BHXH không thu được tiền đóng BHXH của họ. Trước năm 1995, ngân sách có thu nhưng không chuyển trả cho quỹ BHXH để trả lương hưu cho thời gian làm việc của họ trước 1995.
Thứ hai, mức đóng BHXH của người lao động không tương xứng với mức lương hưu phải trả. Tiền đóng BHXH và chi lương hưu tính trên mức lương tối thiểu chung (LTTC). Mức lương này tăng quá nhanh trong thời gian qua và còn tăng nhanh trong tương lai gần. Ví dụ: năm 1995, LTTC chỉ 120.000 đồng, còn hiện nay là 1.150.000 đồng, tăng gấp gần 10 lần. Khi đóng thì người lao động đóng ở mức lương thấp nhưng khi nhận lương hưu thì lại tính theo mức lương rất cao.
Thứ ba, tuổi nghỉ hưu của chúng ta hiện nay thấp nên thời gian đóng thì ít nhưng thời gian hưởng lương hưu thì nhiều. Nhiều nước phát triển quy định tuổi nghỉ hưu là 65 tuổi (cho cả nam lẫn nữ); trong khi ở Việt Nam là 60 tuổi (đối với nam) và 55 tuổi (đối với nữ) nhưng trong thực tế, tuổi hưu trí bình quân ở Việt Nam chỉ khoảng 53 tuổi.
Thứ tư, cách tính lương bình quân đóng BHXH để tính lương hưu chưa hợp lý. Lẽ ra phải tính bình quân cả quá trình đóng thì chỉ tính bình quân trong 5 năm, 6 năm, tối đa là 10 năm cuối. Do lương những năm cuối cao hơn nên khi nghỉ hưu họ hưởng lương hưu cao hơn mức đóng BHXH.
* Những nguyên nhân này dường như đã nhìn thấy từ nhiều năm qua, sao vẫn chưa có cách khắc phục?
- Trước đây, thu BHXH và dùng chi ngay lương hưu, không có tích lũy nên chưa có nguồn trả. Nguồn quỹ BHXH mất cân đối do thu lúc mức sống thấp và trả khi mức sống cao. Nếu nâng tuổi nghỉ hưu sẽ tăng số người thất nghiệp và không đủ sức khỏe làm việc ở những năm cuối, nhất là đối với người lao động trực tiếp. Gần đây, Luật BHXH điều chỉnh cách tính lương hưu bình quân 6 năm, 8 năm, 10 năm cuối (tùy thời điểm bắt đầu tham gia BHXH). Đó cũng là cách khắc phục dần mà không gây sốc về mặt tâm lý.
* Đâu là những biện pháp cấp thiết để nguồn quỹ chi trả lương hưu có thể an toàn?
- Trước hết, ngân sách nhà nước phải chi trả lại nguồn thu BHXH đối với những người lao động đã đóng trước năm 1995. Kế đến là phải sửa cách tính lương hưu. Hiện nay, lương hưu trả trên mức bình quân mức đóng của 5 năm cuối là không hợp lý. Bởi mức đóng của 5 năm cuối không đại diện cho toàn bộ thời gian đóng BHXH của người lao động. Mức đóng của thời gian này thường là mức đóng cao nhất của cả quá trình tham gia BHXH. Chi theo mức này sẽ thâm vào nguồn quỹ. Tăng tỉ lệ tiền lương đóng BHXH sẽ làm tăng nguồn quỹ BHXH. Theo quy định hiện nay, đến năm 2014 thì tỉ lệ này sẽ đạt mức cao nhất mà Luật BHXH cho phép.
Cách làm khác là mở rộng đối tượng tham gia BHXH, làm nguồn thu tăng lên để kéo dài thời điểm xảy ra thu bằng với chi (sau năm 2023 như dự tính). Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị yêu cầu đến năm 2020 phải có 50% lao động xã hội tham gia BHXH. Thực ra, cách này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, về lâu dài thì đến một lúc nào đó nguồn chi trả cũng cạn kiệt và nghiêm trọng hơn là số người hưởng lương hưu lúc đó càng lớn, mức thiếu hụt (nếu không khắc phục bằng các giải pháp khác) sẽ càng lớn hơn. Cuối cùng là phải đầu tư nguồn quỹ BHXH vào những kênh tài chính nào có lãi cao nhất và phải an toàn.
“Lương hưu cho người hết tuổi lao động là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội. Nếu không có hoặc không đủ khả năng chi trả lương hưu thì cũng phải chi trợ cấp cứu trợ cho người cao tuổi từ ngân sách khi xã hội phát triển. Tỉ lệ người cao tuổi hưởng lương hưu càng cao thì càng chủ động trong thực hiện an sinh xã hội”. Ông Cao Văn Sang |
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?