Nhắc đến mỳ ramen, ai cũng nghĩ ngay đến Nhật Bản nhưng không ai rõ ramen du nhập vào Nhật chính xác từ khi nào. Loại mỳ này đến Nhật Bản từ rất lâu và đã trở thành biểu tượng văn hoá Nhật, không chỉ do khâu chế biến công phu mà còn thể hiện con người, văn hoá Nhật Bản trong đó.
Vào khoảng sau thế chiến thứ 2, ramen trở thành món ăn truyền thống không chỉ được ưa chuộng tại đất nước mặt trời mọc mà còn tạo được làn sóng lan rộng trên nhiều quốc gia trên thế giới. Ramen, có thể được thấy khắp nơi trên nước Nhật, từ những chữ viết trên đèn lồng đỏ của các quán hàng rong, trên biển cửa của những cửa hàng ăn uống, trong những lễ hội, hay thậm chí cả những tác phẩm nghệ thuật như phim ảnh, sách báo, truyện tranh.
Tại các nhà hàng hay các quán ramen, chỉ đầu bếp nhiều kinh nghiệm mới được đứng bếp chế biến nước dùng cho mỳ ramen, các đầu bếp học việc phải mất rất nhiều thời gian mới có thể hoàn thành khóa chế biến này. Nước dùng ramen ngon và đúng nghĩa nhất được ninh trong nhiều giờ với nguyên liệu hoàn toàn chủ yếu là xương, thịt heo, rau củ và các thành phần khác được mang lại màu trắng sữa đặc trưng của nước súp.
Về cơ bản, có rất nhiều loại ramen phù hợp theo từng vùng, miền, điạ lý khác nhau tại Nhật Bản, nhưng có thể quy tụ ramen có 4 loại nước súp sau: Shoyo, Tonkotsu, Miso, Shio.
Làn sóng trào lưu ramen đã có mặt tại các nước phát triển từ nhiều năm, với sự xuất hiện của Ajisen ramen tại Việt Nam sẽ làm phong phú thêm nền ẩm thực Nhật đang rất được ưa chuộng.
Shio: có lẽ là lâu đời nhất trong bốn loại súp. Với thành phần chính là sự kết hợp bất kỳ của gà, rau, cá, rong biển, và muối. Nước súp Shio không nấu lâu trong nhiều giờ liền như súp Tonkotsu nên có màu vàng nhạt và trong. Hương vị của súp Shio cũng vì thế mà khá thanh thanh, nhẹ nhành. mỳ sử dụng trong Shio ramen có sợi dầy và thẳng. Shio ramen thường dùng với gà, các sản phẩm làm từ hải sản như: thanh cua, chả cá.
Tonkotsu: được nấu từ rất nhiều xương thịt, rong biển, rau củ ít nhất từ 10 giờ đến hơn 20 giờ tạo nên loại súp trắng đục như sữa. Súp Tonkotsu rất được ưa chuộng do khẩu vị đậm đà, thơm béo nhưng không mang cảm giác ngán cho người dùng. Đặc biệt với hàm lượng collagen cao trong súp là điểm được quan tâm nhất.
Mỳ sử dụng cho Tonkotsu ramen có sợi mỏng và thẳng. Thời gian trụng vừa phải để giữ được độ dẻo dai của sợi mì. Tonkotsu ramen thường được dùng với cha-shu, một loại xá xíu đặc trưng của Nhật được chế biến khá công phu.
Shoyu: thường có nước dùng màu nâu rõ ràng với hương thơm, và khẩu vị mặn mặn do hỗn hợp nước tương nấu với xương, thịt và gia vị. mỳ thường dùng cho Shoyu ramen là mỳ sợi xoắn. Bò, măng, hành bào sợi là các topping thường dùng cho ramen này.
Miso: được biết đến từ năm 1965, Miso ramen là sự phối hợp từ Miso - một loại tương đậu - với súp gà, hoặc súp cá, hoặc với súp Tonkotsu. Phải nói rằng đây là loại súp đậm đà từ hương đến vị. Sự phối hợp tinh tế này tạo một ấn tượng khó phai cho những ai từ lâu đã quen với hương vị thanh đạm thuần tuý trong ẩm thực Nhật Bản.
Mỳ sử dụng trong Miso ramen có thể thẳng hoặc xoắn tuỳ nơi. Các topping cũng đa dạng hơn như bắp, bơ, thịt, đậu cay...
Để tạo sự khắc biệt, nhiều nơi thường cho thêm tiêu đen, bơ, ớt, hạt vừng, và tỏi nghiền vào ramen để tăng phần hấp dẫn và ngon miệng cho mỗi to mì.
Ajisen ramen Việt Nam vừa ra mắt menu mới với Miso ramen đã được cập nhật nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức ẩm thực Nhật ngày càng cao của các tín đồ mê ramen. Đưa tổng số mỳ ramen phục vụ trong hệ thống lên đến 32 loại khác nhau. Với menu hơn 250 món, bao gồm ramen, nhiều set Bento-cơm hộp đặc trưng với đa dạng sự lựa chọn, cùng các món tráng miệng đẹp mắt, Ajisen ramen đã làm say mê nhiều thực khách sành điệu.