Triết lý “tre già măng mọc” đã trở thành quy luật chung của thể thao, và nó đang diễn ra với thể thao nước nhà...
|
Một nền thể thao ổn định và phát triển luôn phải có tính kế thừa. Suốt nhiều năm qua, công tác tuyển chọn, đào tạo với TTVN luôn là một bài toán khó giải. Thế nhưng năm 2011 khép lại, đã có nhiều tín hiệu mừng về lớp kế cận đã xuất hiện và thi đấu rất thành công tại SEA Games 26. Nhiệm vụ còn lại, ngành thể thao cần phải có đầu tư, định hướng đúng đắn để những hạt mầm của thể thao nước nhà sớm cho quả ngọt.
11 năm trước, tấm HCB của Hiếu Ngân ở môn teakwondo khiến TTVN mở mày mở mặt. Sau thành công ấy, ngành thể thao đã quyết tâm hơn rất nhiều trong việc đầu tư mạnh tay để chinh phục đấu trường Thế vận hội. Thế nhưng, cũng phải đến 8 năm sau TTVN mới lại có thêm tấm HCB nữa sau khi sản sinh ra 1 “quái kiệt” ở môn cử tạ, lực sĩ Hoàng Anh Tuấn. Hành trang của TTVN mang tới sân chơi Olympic vẫn quá nghèo nàn khi đa số các VĐV tham dự đều ở dạng... đặc cách.
TTVN chưa có mũi nhọn thực sự để có thể yên tâm với ít nhất một vài huy chương, bất kể là màu gì. Nhìn sang các nước trong khu vực, Thái Lan có boxing, chạy tiếp sức; Philippines có quyền Anh, Indonesia, Malaysia có cầu lông, đua thuyền... đều mang về nhiều huy chương tại các kỳ Thế vận hội. Lần nào cũng vậy, chúng ta tham dự Olympic chủ yếu với tâm lý trông chờ may mắn hơn là tự tin vào khả năng của chính mình.
Đình Cương và Văn Thái ăn mừng tấm HCV nội dung 800m của Dương Văn Thái tại SEA Games 26
Sau thành công nhất định ở Asian Games 16 với các nội dung Olympic (lần đầu tiên có 5 nội dung Olympic đoạt huy chương), ngành thể thao mạnh dạn đặt mục tiêu góp mặt khoảng 30 VĐV lọt qua vòng loại Olympic 2012. Thế nhưng, từ Asian Games đến Olympic luôn là một chặng đường dài nhiều nhiều gian nan, thử thách, không dễ để biến giấc mơ thành hiện thực. Nhiều năm qua, TTVN vẫn chưa xác định một cách chính xác, đâu là thế mạnh thực sự có thể đủ tranh chấp huy chương ở sân chơi thể thao số 1 hành tinh này. Rồi cũng từ đó, xây dựng một hệ thống đào tạo, huấn luyện phù hợp, khoa học để duy trì thế mạnh ấy.
Sea Games 26 kết thúc với thành công ngoài mong đợi, khi TTVN vượt chỉ tiêu tới 26 HCV. Nhưng điều mà chúng ta vui mừng hơn nữa, chính là được chứng kiến sự lên ngôi của các môn trong hệ thống Olympic. Ở bất cứ sân chơi nào, Olympic chính là đích ngắm lớn nhất để tất cả nhìn lại mình. Nhìn vào cái tiêu chí ấy, thì rõ ràng ngành thể thao đang có những hy vọng.
Khi những VĐV kỳ cựu đến độ tuổi “nghỉ hưu”, cũng là lúc một đội ngũ kế cận VĐV trẻ tiếp nối. Qua SEA Games 26 chúng ta đã có trên 50% số HCV sẽ là những môn dự Olympic tới, trong đó có rất nhiều là VĐV trẻ. Triết lý “tre già măng mọc” đã trở thành quy luật chung của thể thao, và nó đang diễn ra với thể thao nước nhà.
Chúng ta có 1 Hoàng Quý Phước mới 18 tuổi nhưng đã giành 2 HCV SEA Games và đặc biệt là sớm đoạt tấm vé tham dự Olympic ở môn bơi. Chúng ta có một Phan Hà Thanh 20 tuổi lập “hat-trick” HCV SEA Games và cũng có vé ở Thế vận hội. Rồi Dương Văn Thái (19 tuổi) giành HCV, phá KLQG ở nội dung 800m; Dương Thị Việt Anh nhảy qua mức xà 1m90, mức xà tiệm cận chuẩn Olympic. Cùng với Trương Thanh Hằng, sau SEA Games 26, điền kinh Việt Nam đang tập trung cho 7 gương mặt trẻ hướng tới mục tiêu giành chuẩn Olympic. Ở môn cử tạ, chúng ta cũng đang có 2 tài năng Trần Lê Quốc Toàn và Thạch Kim Tuấn. Tương tự ở môn judo, Văn Ngọc Tú đã chính thức có vé tới Lon Don; ở môn taekwondo là 2 gương mặt Huỳnh Châu, Diệu Linh. Ngoài ra là rất nhiều niềm hy vọng khác ở những môn như: đấu kiếm, đua thuyền, bắn súng, boxing, vật, TDDC...
Với những niềm hy vọng này, việc TTVN có khoảng 15-20 suất tham dự Olympic 2012 nằm trong tầm tay. Vấn đề còn lại, chính là việc ngành thể thao phải có những động thái cụ thể hơn nữa, sau khi thấy được tín hiệu đáng tích cực của các VĐV trẻ ở những môn Olympic.
Theo Chiến lược phát triển TTVN đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu của TTVN tại Olympic 2016 là phải giành được HCV và có ít nhất 40 VĐV vượt qua vòng loại. Với mục tiêu này thì ngay từ bây giờ, có thể đã là quá muộn nhưng nếu bắt tay vào ngay, chúng ta vẫn có quyền hy vọng. Cái khó với TTVN, chính là từ rất lâu nay, ở nhiều cấp ngành vẫn thường tồn tại “tư duy nhiệm kỳ”, tức là các nhà lãnh đạo chỉ cố gắng làm sao giành thành tích trong 4 năm nhiệm kỳ của họ mà thường không mấy mặn mà với các mục tiêu kéo dài 8-10 năm. Để thay đổi tư duy này không phải một sớm, một chiều, nhưng phải mang tính bắt buộc nếu không TTVN sẽ mãi mang tính “thời vụ”.
Phát hiện, đào tạo lớp VĐV trẻ kế cận là yêu cầu quan trọng và quyết định đối với sự phát triển của bất kỳ một môn thể thao nào. Chúng ta cần phải có chính sách toàn diện hơn nữa để phát triển cả chất và lượng cho các tài năng trẻ.
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành