Truyền thống của người Việt, cách đãi tiệc cưới là thể hiện tấm lòng hiếu khách, chu đáo của gia đình cô dâu chú rể nhưng mỗi vùng lại có món ăn độc lạ 'sởn gai ốc'.
'Sởn gai ốc' những món ăn trên mâm cỗ cưới của người Việt |
Thịt chuột
Với người dân ở hai xã Canh Nậu, Dị Nậu - Thạch Thất - Hà Nội, thịt chuột là món khoái khẩu như chó, gà, vịt… Bữa cỗ ngon sẽ thêm sang nếu có thêm món chuột đồng. Nhiều người dân nơi đây nói đùa: “Đám cưới không có thịt chuột chưa phải là to”.
Một số nơi như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nam cũng có truyền thống dọn thịt chuột trong tiệc cưới.
Thịt mèo
Giống như chim trời ở Bắc Ninh, lợn cắp nách ở Lào Cai... cỗ cưới ở một số vùng ở Thái Bình mà thiếu thịt mèo thì coi như xoàng. Đắt nhất và hiếm nhất là thịt mèo mun, càng đen tuyền càng tốt. Người ta đồn uống rượu mật mèo mun thì bổ... toàn thân nhưng vì hiếm nên trong đám tiệc lớn, không bao giờ có loại này. Loại mèo này còn được những người làm thuốc nấu cao để chữa các bệnh về tuổi già.
Thịt chó
Nhiều vùng nông thôn Việt Nam trong cỗ cưới không thể thiếu món thịt chó. Thịt chó có thể được chế biến thành 7-8 món trong mâm cỗ.
Thịt sống lên mâm cỗ cưới
Trong các bữa cỗ ở làng Vị Thủy, xã Thái Dương, huyện Thái Thụy (Thái Bình), ngoài những món bình thường, còn có thêm hai món đặc sản của làng là món táp và món nem.
Để làm món táp dê, người ta lấy chân giò lợn được làm sạch, bóc móng, cạo lông bằng nước nóng. Chân giò được hơ trên lửa rơm, khi lớp da bên ngoài chuyển sang màu vàng là được, rồi treo lên cành cây để gió làm khô. Vài tiếng sau, những chiếc chân giò này được các đầu bếp dùng dao lọc lấy thịt và da. Nhìn chiếc chân giò có thể thấy lớp da bên ngoài tuy đã qua lửa nhưng phần thịt nạc ở đùi vẫn còn đỏ nguyên. Phần thịt này được thái mỏng, sau đó trộn gia vị là vừng rang, khế chua, mì chính và nước mắm. Sau 20 phút vừa đảo vừa bóp, chậu thịt sống đã trở thành món “táp dê”.
Món táp dê, những miếng thịt được gói vào lá sung và được mọi người ăn một cách ngon lành.
Thịt sống đang được bóp nhuyễn để thành món nem chạo ở làng Vị Thủy.
Thịt để làm món nem phải là thịt lợn nạc ngon, được nhúng vào nước sôi từ 5-10 phút, đến khi bên ngoài thịt chuyển màu trắng, bên trong thịt chín tới có màu hồng đào thì vớt ra, thái mỏng, trộn với bì lợn luộc chín 100%, thái sợi mỏng, cùng nước mắm ngon, gia vị, mì chính, đặc biệt là rất nhiều tỏi. Tất cả hỗn hợp này được bóp nhuyễn với thính gạo rang, thành một món được gọi là nem.
Với những món "đặc sản" này trên mâm cỗ tiệc cưới, có thể ngon và hấp dẫn với người dân địa phương và một số người, nhưng nhiều thực khách lại không dám động đũa, đành phải nhịn đói ra về như anh Nguyễn Hải Nam (Thanh Xuân, Hà Nội).
Anh Nam kể, một lần về Canh Nậu dự đám cưới một người bạn, vừa ngồi vào mâm, anh đã tá hỏa khi phát hiện món thịt chuột trên bàn. Tái mặt trước thực đơn lạ của đám cưới, anh kiếm cớ tìm cách “chuồn”, nhanh chóng gửi tiền mừng rồi ra về.
Còn anh Nguyễn Công Mậu (Long Biên, Hà Nội) một lần ăn cỗ cưới của người họ hàng, vừa tấm tắc khen món giả cầy béo ngậy, suýt nữa thì anh bị ọe khi người cùng bàn giới thiệu đó là món thịt chuột.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?