Cựu giám đốc BV đa khoa tỉnh Hòa Bình Trương Quý Dương mong muốn HĐXX xem xét cho mình được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc nếu không thì hưởng án treo.
![]() |
|
Chiều 12-6, phiên xét xử phúc thẩm vụ án liên quan đến sự cố chạy thận khiến chín người tử vong tại BV đa khoa tỉnh Hòa Bình tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo.
Bị cáo Trương Quý Dương tại tòa ngày 12-6.
Đáng chú ý, sau khi Hoàng Công Lương (cựu bác sĩ khoa Hồi sức tích cực) nhận tội và xin được hưởng án treo, bị cáo Trương Quý Dương (cựu giám đốc BV) cũng có mong muốn tương tự. Theo đó, ông Dương xin được miễn trách nhiệm hình sự hoặc xin hưởng án treo.
Tại phiên sơ thẩm hồi tháng 1-2019, ông Trương Quý Dương bị TAND TP Hòa Bình tuyên phạt 30 tháng tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Cựu giám đốc BV đa khoa tỉnh Hòa Bình cho rằng mức án này là không thỏa đáng. Bị cáo này cho rằng bản thân có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đồng thời mong HĐXX cân nhắc, đánh giá các yếu tố khách quan, chủ quan, trực tiếp, cũng như gián tiếp về vai trò của mình trong vụ án.
“Mức án nào là do HĐXX quyết định, bị cáo xin được tự đánh giá trong điều kiện như vậy, những gì có thể làm được bị cáo đã cố gắng hết sức. Sự cố y khoa này là hi hữu, cả thế giới chỉ có 1-2 vụ, bản thân bị cáo và các bị cáo khác không lường hết được” – cựu giám đốc BV nói.
Dù vậy, bị cáo Dương cũng thừa nhận bản thân đã chủ quan khi để xảy ra sự cố chạy thận khiến chín người tử vong. Bị cáo nhận thấy đây là trách nhiệm của người đứng đầu BV.
Theo hồ sơ vụ án, năm 2009, ông Trương Quý Dương thay mặt BV đa khoa tỉnh Hòa Bình ký hợp đồng với Công ty CP dược phẩm Thiên Sơn về việc liên kết đặt máy chạy thận tại BV thông qua hình thức khai thác – chuyển giao.
Tại thời điểm xảy ra sự cố y khoa ngày 29-5-2017, có 18 máy chạy thận hoạt động tại đơn nguyên thận nhân tạo, trong đó có 5 máy thuộc quyền sở hữu và khai thác của Công ty Thiên Sơn, 13 máy còn lại đã được bàn giao cho BV.
Cựu giám đốc BV bị cáo buộc đã buông lỏng trong điều hành, quản lý trong một thời gian dài, vi phạm quy chế BV. Bị cáo là người ký quyết định thành lập đơn nguyên thận nhân tạo, nhưng không bố trí kỹ sư, kỹ thuật viên đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, trong khi Bộ Y tế khẳng định khoa lọc máu bắt buộc phải có kỹ sư, kỹ thuật viên để đảm bảo an toàn.
Theo nội dung hợp đồng khai thác đặt máy chạy thận nhân tạo với công ty Thiên Sơn có quy định BV phải bố trí nhân lực để đảm bảo an toàn hệ thống, nhưng ông Dương đã không thực hiện nội dung này.
Ông Dương cũng không giao trách nhiệm cho người quản lý đơn nguyên thận nhân tạo, dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm. Hành vi nêu trên dẫn đến trong thời gian dài đơn nguyên thận nhân tạo không chú trọng đến chất lượng nước RO trong chạy thận.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu


-
Kể từ bây giờ, người dân đi xe máy không chính chủ ra đường sẽ bị CSGT tịch thu xe, đúng không?
-
Cho mượn xe bị phạt nguội, chủ xe hay người lái phải nộp phạt?
-
Sau khi vi phạm giao thông bao lâu thì nhận được thông báo phạt nguội?
-
Đặc biệt lưu ý: Một hành vi có thể khiến chủ tài khoản ngân hàng bị phạt đến 100 triệu đồng, thậm chí đi tù 7 năm




-
Tỉnh nào sở hữu mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất Việt Nam?
-
Các trường hợp cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố năm 2025
-
Sau khi vi phạm giao thông bao lâu thì nhận được thông báo phạt nguội?
-
Khánh Ly nói về căn nhà mua chung với Trịnh Công Sơn: 'Thực ra, tôi không bao giờ muốn trở lại nơi đó nữa'
-
Bảng xếp hạng tỷ phú 2025: Elon Musk chiếm ngôi vị người giàu nhất thế giới, Việt Nam có 5 đại diện
-
Tỉnh được coi là 'thủ phủ công nghiệp miền Bắc' có GRDP tăng trưởng cao nhất Việt Nam quý 1/2025
-
Nếu không muốn mất sạch tiền trong tài khoản thì đừng bao giờ tìm kiếm cụm từ này trên Google
-
Không thể tảo mộ và cúng Thanh Minh đúng ngày Tết Thanh Minh, có thể lựa chọn ngày khác được không?