Sau khi xảy ra sự cố sập hầm thủy điện Đạ Dâng tại Lâm Đồng vừa qua, các cơ quan chức năng đùn đẩy trách nhiệm giám sát cho nhau.
Cơ quan chức năng đùn đẩy trách nhiệm vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng |
Vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng hôm 16/12 khiến 12 công nhân mắc kẹt đã gây chấn động cả nước, nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, đến tận hiện trường chỉ đạo trực tiếp cùng với sự tham gia của 11 lực lượng Trung ương và 21 lực lượng trong tỉnh, quân số lên đến trên 750 người.
Liên quan đến vụ việc, có mặt và tham gia công tác chỉ đạo cứu hộ tại hiện trường, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng khẳng định: Trong mọi trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu là đơn vị chịu trách nhiệm chính về chất lượng công trình.
Video: Kết cấu của hầm thủy điện Đạ Dâng có vấn đề.
Theo quy định của Nghị định 15/2013/NĐ-CP, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng đã đổi mới theo hướng quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, trong đó Bộ Công Thương quản lý chất lượng công trình thủy điện. Đồng thời, NĐ cũng quy định rõ trong quá trình thực hiện thi công xây dựng, chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình, các nhà thầu chịu trách nhiệm về phần việc do mình thực hiện liên quan đến chất lượng công trình.
Như vậy, theo các quy định trên, sự cố sập kết cấu hầm tại công trình thủy điện Đạ Dâng là sự cố cấp 2 và UBND tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm tổ chức giám định nguyên nhân. UBND tỉnh có thể đề nghị Bộ quản lý công trình chuyên ngành phối hợp.
Tuy nhiên, điều làm cho dư luận “bất ngờ” là các cơ quan chức năng đùn đẩy trách nhiệm giám sát cho nhau.
Ông Nguyễn Hữu Tâm, GĐ Sở Xây dựng Lâm Đồng cho biết: Theo quy định, thủy điện Đạ Dâng là công trình công nghiệp, lại về lĩnh vực điện nên quản lý ngành thuộc ngành Công Thương.
Chủ đầu tư phải báo cáo toàn bộ dự án, các đơn vị tham gia và các vấn đề liên quan lên Sở Công Thương để báo cáo tỉnh và tỉnh báo cáo Bộ Công Thương. Khi có báo cáo, tỉnh mới giao cho đơn vị nào chủ trì xử lý hậu sự cố.
“Chất lượng và thi công là Bộ Công Thương và Sở Xây dựng. Tuy nhiên, trách nhiệm quản lý nhà nước chỉ là hướng dẫn thực hiện và kiểm tra khi có sự cố. Còn việc giám sát thì chủ đầu tư đã thuê đơn vị giám sát thi công, làm sao cơ quan quản lý nhà nước đi giám sát được”, ông Tâm nói về trách nhiệm của Sở Xây dựng.
Tuy nhiên, trên báo Pháp luật TP HCM, ông Đỗ Đức Quân, Vụ trưởng Vụ Thủy điện (Bộ Công Thương) cho biết, trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lượng công trình đối với thủy điện Đạ Dâng thuộc UBND tỉnh Lâm Đồng, trong đó hai sở Công Thương, Xây dựng là những cơ quan quản lý về chất lượng.
Trong khi đó, ông Huỳnh Ngọc Cảnh, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng, cho rằng trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lượng công trình trên là của Sở Xây dựng.
Còn ông Nguyễn Hữu Tâm, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng, thì phân bua: “Chủ đầu tư giữ hồ sơ hết rồi. Sở Xây dựng đâu có hồ sơ nên đâu biết ông nào giám sát, ông nào thiết kế, ông nào thi công, chỉ biết mỗi chủ đầu tư là Công ty Long Hội!”.
Vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng xảy ra lúc khoảng 7h ngày 16/12. Công ty Cổ phần Sông Đà 505 - đơn vị thi công cho biết, đoạn bị sập cách cửa hầm 300m, hầm sâu khoảng 6m, có 12 người (1 nữ) bị kẹt bên trong. Lực lượng chức năng huy động hơn 700 người đến hiện trường giải cứu các nạn nhân. Trong đó có lực lượng Công binh, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, lực lượng PCCC TP.HCM, các y bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), bệnh viên đa khoa Lâm Đồng… Công tác giải cứu rất được dự quan tâm của dư luận, lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và các bộ ban ngành. Đích thân Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đến hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ các nạn nhân. Tuy nhiên, qua 4 ngày đêm, các phương án đưa ra điều đi vào bế tắc vì nền đất ở đây khá phức tạp. Nhiều mũi khoan xuống sâu hàng chục mét thì bị gãy do gặp phải đá cứng. Các đơn vị cứu hộ phải cung cấp sữa và cháo cho các nạn nhân thông qua ống dẫn trong 4 ngày đêm. Nước trong hầm có lúc dâng lên hơn 1,5 mét, đe dọa tính mạng 12 công nhân. Một mũi khoan từ cửa hạ lưu thông tới hầm để hút nước vào sáng 19/12. Theo dự kiến của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, đến sáng 20/12, hai ngách phụ của hầm chính sẽ thông đến nơi các nạn nhân bị nạn. Tuy nhiên, bất ngờ đến 16h30 cùng ngày, khi lực lượng công binh đào ngách trái được khoảng 15 mét thì phát hiện một lỗ hổng. Khi qua lại thì các chiến sĩ thấy 12 nạn nhân đang ngồi bên trong. Sau đó, nhà chức trách tiến hành đưa các nạn nhân ra ngoài trong tình trạng tương đối khỏe mạnh. Sau khi ủ ấm, 12 công nhân được đưa đến bệnh viện Lâm Đồng trong tiếng hò reo của mọi người, kết thúc chiến dịch giải cứu 4 ngày đêm. Ngày 22/12, qua 3 ngày điều trị, chăm sóc tại Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng, 11 người đã được cho xuất viện về nhà. Riêng nạn nhân nữ duy nhất là chị Đặng Thị Bích Ngọc cũng được xuất viện hôm 23/12. |
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%