Theo thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cho biết, thời gian gần đây, bệnh viện đã ghi nhận thêm 2 trường hợp bệnh nhi tử vong do bị chó dại cắn.
![]() |
|
Nạn nhân thứ nhất là bé T.M.L (16 tháng tuổi). Bé được đưa vào viện ngày 12/8 trong tình trạng rất nặng, suy hô hấp, tím tái toàn thân, ý thức lơ mơ; được chẩn đoán shock nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng, nhiễm trùng huyết, chưa loại trừ được viêm cơ tim cấp và viêm não – màng não.
Trẻ ngay lập tức được các y bác sỹ của khoa Hồi sức tích cực – Chống độc điều trị tích cực, thở máy nâng cao, dùng các thuốc trợ tim vận mạch để duy trì sự sống; thực hiện siêu lọc máu liên tục để loại trừ các độc tố trung gian, hỗ trợ các tạng bị suy để ổn định các chỉ số sinh tồn. Tuy nhiên đến ngày điều trị thứ 2, tình trạng bệnh của trẻ ngày càng nặng. Thăm khám kỹ, các bác sĩ thấy dưới mi mắt trẻ có vết sẹo mờ đã khỏi.
Khai thác lại tiền sử từ gia đình mới biết trước thời điểm vào viện khoảng một tháng, trẻ ra đường bị chó (không rõ nhà ai), không rõ cắn hay cào vào vùng mi mắt dưới bên trái nên bị rách da, được gia đình đưa đến viện khâu vết thương và đã được chỉ định tiêm vaccine phòng dại.
Tuy nhiên, nghĩ là vết thương nhỏ, trẻ cũng ít đau và sợ tiêm phòng dại có thể làm con mình suy giảm trí nhớ nên gia đình không tiêm phòng dại cho bé, thậm chí tới khi đưa trẻ vào nhập viện, gia đình cũng quên mất việc bé từng tiếp xúc không an toàn với chó trước đó.
Ngay khi có thông tin này các bác sĩ đã tiến hành chọc dịch não tủy của bệnh nhi làm xét nghiệm PCR để tìm virus dại. Kết quả có rất nhiều virus dại trong dịch não tủy, các bác sĩ đành đau lòng trả bé về với gia đình bởi bệnh dại khi phát cơn thì không thể cứu chữa. Bệnh nhi tử vong sau đó 2 ngày.
Các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi tại BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ. Ảnh: SK&ĐS
Đến ngày 26/8, Khoa Bệnh Nhiệt đới của Bệnh viện tiếp nhận bệnh nhi V.V.H (4 tuổi) vào viện trong tình trạng kích thích, hoảng hốt, mắt đảo liên tục, hét, nói không rõ trọng tâm, tay chân vận động không rõ định hướng, tăng trương lực cơ toàn thân.
Khai thác bệnh sử được biết, trước thời điểm vào viện khoảng 2 tháng, bệnh nhi bị chó cắn vào vùng cằm có chảy máu nhưng gia đình không cho bé đi tiêm phòng dại. Khi trẻ nôn khan kèm theo kích thích, quấy khóc, sợ nước, sợ gió, hoảng loạn nên gia đình đưa đến viện khám.
Nghi ngờ trẻ bị bệnh dại, các bác sĩ tiến hành chọc dịch não tủy của bé làm xét nghiệm PCR, kết quả phát hiện rất nhiều virus dại trong dịch não tủy. Bệnh nhi này cũng không qua khỏi sau đó không lâu.
Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/phu-tho-be-4-tuoi-va-be-16-thang-tuoi-bi-cho-can-tu-vong-1612126091741..
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác


-
5 loại đất có thời hạn sử dụng không quá 50 năm theo quy định mới nhất, người dân cần đặc biệt chú ý
-
Chủ tịch xã được lựa chọn dựa theo tiêu chí nào khi sáp nhập xã, không còn cấp huyện?
-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Loạt chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ cuối tháng 4/2025




-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển