Đang vào mùa làm ăn của người dân xã An Hảo, tuy nhiên sau sự cố lở núi làm 6 người chết vừa qua đã khiến cho nơi đây trở nên đìu hiu đến mức mà nhiều người cười buồn, nói: “Núi Cấm bây giờ vắng tanh chẳng khác nào chùa Bà Đanh”.
|
Hiện hàng ngàn người dân sống trên ngọn núi này đang lâm vào cảnh khốn khó vì các nhu yếu phẩm trở nên đắt đỏ.
Khu vực trung tâm du lịch trên núi Cấm đang đìu hiu vì vắng khách
Cụ thể như giá gạo trước đây chỉ dao động từ 11.000 đồng đến 13.000 đồng/kg thì nay đã vọt lên từ 18.000 đồng đến 20.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá xăng cũng tăng lên khoảng 10.000 đồng, đạt mức ngất ngưỡng là 35.000 đồng/lít, nhưng cũng chưa chắc tìm được chỗ tiếp nhiên liệu. Do vậy, phần lớn các gia đình đều dắt phương tiện vào nhà khóa lại trong thế "án binh bất động" để tiết kiệm chút nào hay chút nấy.
Anh Đinh Văn Phi Vân, sống ở đoạn giữa đường lên điện Bò Hong, cho biết nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu dựa vào huê lợi từ cây ăn trái hoặc đồ rẫy. Năm 2007, lúc con đường lên núi hoạt động, bà con nơi đây rất phấn khởi vì có xe máy chở hàng, làm giảm chi phí nên thu nhập cũng tăng đáng kể.
“Bây giờ mà quay lại cái thời thuê mướn người khác gánh đồ xuống núi thì thu nhập bị giảm đi phân nửa. Sở dĩ mấy ngày nay món gì cũng tăng lên muốn chóng mặt là do một số người lội bộ xuống núi mua hàng lên rồi tự ý đẩy giá lên. Tình trạng này nếu kéo dài thì những hộ dân nghèo trên này không biết lấy tiền đâu để đong gạo chứ đừng nói tới chuyện gì lớn”- anh Phi Vân than thở.
Hiện trường vụ sạt lở núi.
Chiều 8/5, Chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên Ngô Hồng Yến, cho biết UBND huyện đã chỉ đạo cho UBND xã An Hảo huy động toàn bộ lực lượng vận chuyển gạo, xăng dầu bằng lối mòn lên núi phục vụ cho bà con.
“Ngoài ra, UBND xã vận động người dân trên núi có con em đang theo học ở các trường dưới đồng bằng không được về nhà trong thời điểm đơn vị thi công khắc phục sự cố sạt lở. Mỗi học sinh ở lại sẽ được hỗ trợ tiền trọ cũng như chi phí ăn uống để không quay về núi, nhằm tránh nguy hiểm trong quá trình các đơn vị thi công khắc phục điểm sạt lở”- ông Yến nói.
Hiện nay, tại khu vực trung tâm du lịch trên núi Cấm như chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh hay tượng Phật Di Lặc trở nên đìu hiu vì lượng khách đến tham quan, cúng bái đang ít dần.
Hệ lụy vụ sạt lở vừa qua còn khiến cho một số hộ dân mua bán nhỏ, làm dịch vụ kinh doanh phòng trọ cũng chịu cảnh hoang vắng và thất thu nặng. Ông Phạm Văn Trác, chủ nhà trọ Ngọc Lan (Ngọc Lan Viên) ở Vồ Ông Bướm, xót xa: “Nhà trọ của tôi có hơn chục phòng mà mấy ngày rồi chỉ đón được vài chục người khách, không đủ chi phí trả tiền điện, mà nhìn chung quanh ai cũng như mình cả, thiệt rầu hết biết”.
Chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên Ngô Hồng Yến cho biết công tác giải phóng mặt đường bắt đầu thực hiện từ ngày 9/5, dự kiến sau 15 ngày mới xong.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?