Những vụ thực phẩm bẩn khiến người tiêu dùng khiếp sợ năm 2015
Chủ nhật, 03/01/2016 14:21

Từ đầu năm đến nay các vụ thực phẩm bẩn liên tục được phanh phui khiến người tiêu dùng càng hoang mang, lo lắng về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực phẩm bẩn, chứa chất độc hại hưởng tới sức khỏe luôn là vấn đề nhức nhối chưa có cách giải quyết. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay các vụ thực phẩm bẩn liên tục được phanh phui khiến người tiêu dùng càng hoang mang, lo lắng về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Người dân vẫn luôn được khuyến cáo là hãy trở thành người tiêu dùng thông minh trước sự bủa vây của thực phẩm nhiễm hoá chất độc hại. Nhưng xem ra điều đó thật khó thực hiện khi mà các cơ quan chức năng đang thể hiện vai trò khá mờ nhạt như hiện nay

Hãy cùng nhìn lại những scandal thực phẩm bẩn chấn động dư luận trong năm 2015.

Vú heo bốc mùi hôi thối thành vú dê nướng tươi ngon

Chiều 22-12, cơ quan chức năng TP HCM đã tổ chức tiêu hủy hơn 2 tấn nầm heo do không bảo đảm chất lượng, không có giá trị sử dụng. Sáng cùng ngày, Đoàn Kiểm tra của Chi cục Thú y TP HCM phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC 49) Công an TP HCM phát hiện tại địa chỉ 108/2 Quốc lộ 1 (phường Đông Hưng Thuận, quận 12, ngay chân cầu vượt Quang Trung) chứa sản phẩm động vật không có chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc, bên ngoài thùng hàng ghi nhiều chữ Trung Quốc.

Ông Cao Chí Đông (quê Bến Tre, chủ hàng) cho biết lô hàng trên được vận chuyển bằng xe khách từ miền Bắc vào. Nơi tập kết là căn nhà chỉ khoảng 50 m2 ngổn ngang thùng xốp cáu bẩn, các tủ đông cũng gỉ sét, sàn nhà nhớp nhúa do chất lỏng từ các thùng hàng chảy ra rất mất vệ sinh và bốc mùi khó chịu.

Các lò mổ heo phía Nam, nơi cung cấp thịt cho TP HCM chỉ bán heo mảnh và nội tạng, không phân tách ra nầm heo do số lượng heo nái mổ mỗi ngày rất ít. Do vậy, phần lớn “đặc sản” nầm heo, vú dê đang tiêu thụ trên thị trường là hàng nhập lậu từ Trung Quốc. Để thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển đường dài, thời gian lâu nên chúng đều được xử lý bằng hóa chất độc hại, gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe người dùng.

Do vậy, lô hàng trên, dù có giá trị lên đến 300 triệu đồng, chủ lô hàng đã có đơn xin tự nguyện tiêu hủy dưới sự giám sát của cơ quan chức năng và chịu toàn bộ chi phí hủy hàng.

Ruốc bẩn trộn bột mì và hóa chất để 3 năm không mốc

Ngày 18/11, Đội Quản lý thị trường số 11, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã bắt được số ruốc bẩn trên khi chúng đang trên đường từ TP.HCM ra Hà Nội tiêu thụ.

Chủ hàng đồng thời là người trực tiếp sản xuất lô ruốc trên cho biết, giá bán 1kg ruốc thành phẩm cho các chợ tại Hà Nội chỉ có 40.000 đồng. Để tăng trong lượng, bước đầu chủ hàng khai nhận đã trộn thêm bột mì và các hóa chất khác khiến ruốc có thể không mốc trong vòng 3 năm.

Ruốc trộn thêm bột mì và các hóa chất khác nêncó thể không
mốc trong vòng 3 năm. (Ảnh chụp màn hình)

Ông Lê Mạnh Hùng, Đội trườngĐội Quản lý thị trường số 11, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, cho biết: "Đối tượng khai nhận đã trộn thêm bột mỳ và một số phụ phẩm khác để làm ruốc. Để kết luận ruốc có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không, cơ quan sẽ tiến hành trưng cầu giám định

Chủ hàng cũng khai nhận, đã mua loại gà chỉ 18.000 đồng/kg để làm ruốc, xương gà bán cho các cơ sở sản xuất bột nêm. Còn nước luộc gà bán cho các cửa hàng bán phở với giá 40.000 đồng một can 20 lít.

Thịt bò khô làm từ phổi heo và hóa chất

Ngày 30-10, đoàn liên ngành huyện Bình Chánh bất ngờ kiểm tra địa chỉ 148C/6 ấp 3, xã An Phú Tây do bà Thạch Thị Sa Rương thuê để sản xuất khô bò trái phép.

Đoàn kiểm tra ghi nhận nơi đây là khu đất chật chội, đầy rác rến, nước đọng. Bên trong khu vực sản xuất, nồi nhôm, thau nhựa dơ dáy để đầy trên nền đất. Gần đó, một thau nhựa màu đỏ cáu bẩn đựng đầy khô bò thành phẩm. Không chỉ vậy khô bò còn nằm rơi vãi trên nền đất.

Phổi heo, nguyên liệu để làm khô bò đang được luộc chín và bao chất bảo quản
in toàn tiếng nước ngoài, không chứng từ. (Ảnh: Pháp luật TP.HCM)

Tại thời điểm kiểm tra, đoàn ghi nhận tổng cộng 47 kg khô bò thành phẩm, 31 kg phổi heo đang luộc và 27 kg phổi heo tươi. Bà Rương không đưa ra bất kỳ giấy tờ, chứng từ liên quan hoạt động sản xuất khô bò. Đoàn kiểm tra tiến hành lấy mẫu khô bò thành phẩm, hương bò, chất bảo quản để xét nghiệm. Tuy nhiên, sau đó bà Rương thừa nhận hành vi sai phạm và tự nguyện làm đơn xin tiêu hủy toàn bộ khô bò thành phẩm, phổi heo, hương bò và chất bảo quản. Bà Rương cũng chịu toàn bộ chi phí tiêu hủy.

Gần 10 tấn xương thối lúc nhúc giòi làm bột nêm

Trưa 31/10, Cảnh sát giao thông huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) cho biết đãlàm hồ sơ chuyển giao 9,3 tấnxương bốc mùicho Công an môi trường để tiếp tục điều tra đúng thẩm quyền.

Đại úy Lê Phan Minh Mẫn (Trạm phó Trạm CSGT huyện Thăng Bình) cho hay, khoảng 14 giờ ngày 30/10, công an nhận được tin báochiếc xe tải mang biển số 92C-009.22 điều khiển theo hướng từ Đà Nẵng vàoQuảng Namđang chở hàng hóa nhưng lại bốc mùi hôi thối và có dấu hiệu quá tải.

Ngay sau đó, khi xe tải này đến địa phận huyện Thăng Bình, CSGT yêu cầu tài xế dừng xe để kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy, thùng xe chứa rất nhiều bao hàng chật kín phía sau bốc mùi nồng nặc. Xe tải chứa hơn 9,3 tấnxương động vật, chủ yếu là xương bò, trâu và heo đã bốc mùi thối. Điều đáng nói, ở số xương này, ruồi và giòi bu lúc nhúc.

Gần 10 tấn xương bẩn bị bắt giữ

Tài xế Trần Văn Viên (32 tuổi, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) không cung cấp được hóa đơn chứng từ về số xương này. Viên khaisố hàng này chở cho một ngườiphụ nữở TP Đà Nẵng gửi đến một người phụ nữ tên Nữ ở Quảng Ngãi. Sau đó, số hàng này sẽ được chuyển vào miền Nam để chế biến bột nêm.

Qua điều tra, người đứng tên chiếc xe tải làPhạm Viết Chiến (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Xe này chỉ có tải trọng 3,5 tấn. Viên nhận chở 7 tấn xương. Tuy nhiên, qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện số hàng nặng hơn 9.3 tấn. Tức xe này đã chở vượt quá gần 3 lần so với quy định.

Sau khi phát hiện, tổ CSGT đã đưa xe vi phạm về CSGT Thăng Bình để lập biên bản. CSGT cũng đã xử lý lỗi vi phạm về chở quá tải và thải mùi hôi thối vào không khí.

Phát hiện đồng loạt thịt, rau, thủy sản có hóa chất vượt ngưỡng

Tại Hội nghị trực tuyến triển khai đợt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp diễn ra chiều 19/10, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) cho biết, kết quả giám sát ATTP nông thủy sản 9 tháng đầu năm cho thấy, tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm ATTP còn cao, một số ATTP chưa có cải thiện so với năm 2014.

Theo kết quả kiểm tra, có tới 16% mẫu thịt chứa chất tạo nạc. Ảnh minh họa

Cụ thể, có tới 16% mẫu thịt phát hiện chứa chất tạo nạc Salmonella; 10,3% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép; 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng; 1,01% mẫu thủy sản nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng/vượt ngưỡng cho phép.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện và xử lý 5 công ty sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, sản xuất thuốc thú y không có trong danh mục, tiêu hủy tại chỗ hơn 13 kg chất Vàng - ô tạo màu trong chăn nuôi gia cầm (Vàng - ô là một hóa chất nhập từ nước ngoài về, được dùng trong công nghiệp nhuộm vải sợi và xây dựng, không dùng trong thực phẩm), tịch thu 20 kg chất bột màu trắng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Khampha.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác

Tag: thực phẩm bẩn , thực phẩm bẩn bán ngoài chợ , thực phẩm bẩn khiến người tiêu dùng khiếp sợ