1. Lễ hội Kanchu Misogi – Nghi lễ tắm nước lạnh đầu năm mới tại Nhật Bản
Lễ hội Kanchu Misogi được tổ chức tại ngôi đền cổ Shinto của Nhật. Đây là một nghi lễ thanh lọc cơ thể của người dân Nhật Bản nhằm cầu may mắn, thành công trong năm mới. Những người tham gia, là các tín đồ đạo Shinto, được yêu cầu phải thực hiện nghi thức đứng ôm tảng băng lớn trong hồ nước lạnh giữa trời. Điều này sẽ giúp tẩy rửa sạch sẽ thể xác và linh hồn cho người tham gia để đón nhận may mắn và thành công. Đây cũng là cách để giúp người tham gia rèn luyện thể lực và tính kiên nhẫn.
Nghi lễ ôm băng này được tổ chức ở khắp nơi ở Nhật Bản trong mùa Xuân với nhiều biến thể tương tự nhau. Ở một số nơi khác, người dân không ôm băng mà chôn mình dưới lớp băng tuyết trắng hoặc đứng tắm dưới thác nước lạnh.
2. Lễ hội Yukake Matsuri
Cũng diễn ra vào tháng 1 nhưng hoàn toàn trái ngược với nghi thức tắm nước đá chính là lễ hội té nước nóng tại những thành phố có suối nước nóng tại Nhật - Kawarayu Onsen, Naganohara-machi, Agatsuma-gun, Gunma Pref. Trong ngày này, những người đàn ông già trẻ sẽ đóng khố mỏng màu trắng, tụ tập và sau đó té nước nóng vào nhau từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Lễ hội này được tổ chức bất kể thời tiết như thế nào và thu hút được rất nhiều người đàn ông Nhật tham gia. Lễ hội được tổ chức để cầu mong sức khỏe và những điều tốt lành.
3. Lễ hội Nakizumou Matsuri - Lễ hội dọa trẻ con khóc
Lễ hội kì lạ này đã tồn tại được 400 năm ở Nhật Bản và nó được tin rằng sẽ mang lại sức khỏe tốt cho những đứa bé. Thông thường, đứa trẻ nào bật khóc đầu tiên hoặc to nhất hay lâu nhất sẽ thắng cuộc. Hàng năm có hơn 100 em bé được bố mẹ cho tham sự lễ hội này. Tại đây các đô vật sumo sẽ bế em bé và cố gắng làm chúng khóc.
Những võ sĩ sumo sẽ bế các em bé, lắc chúng một cách nhẹ nhàng và gầm gừ trong khi người trọng tài ở ngoài liên tục hét lên: “Khóc! Khóc đi!”. Điều này sẽ khiến đứa bé sợ, rồi sau đó bật khóc. Những tiếng khóc càng to và càng lâu thì càng tốt. Nếu có em bé nào vẫn không chịu khóc, sẽ có một người đeo mặt nạ truyền thống trông rất dữ tợn tìm mọi cách dọa cho đứa bé bật khóc.(ảnh: getty)
Luật lệ của cuộc thi ở mỗi vùng một khác. Ở một số vùng, em bé nào khóc đầu tiên lại là người thua cuộc. Đây cũng được coi là một nghi lễ xua đuổi tà ma và mang lại sức khỏe tốt cho những em bé ở Nhật Bản.
4. Lễ hội Onbashira Matsuri
Nếu có cơ hội ghé thăm vùng Suwa, tỉnh Nagano vào tháng 4 và tháng 5, bạn sẽ có dịp tham dự lễ hội Onbashira – lễ hội được biết đến với sự phiêu lưu mạo hiểm được tổ chức 7 năm 1 lần vào năm Dần và năm Thân. Lễ hội kéo dài hơn 1 tháng với hai phần chính.
Vào dịp lễ này, những người dân làng trong trang phục truyền thống sẽ vào rừng đốn hạ 16 cây thông to để làm cột cho ngôi đền địa phương. Những người dân này sẽ ngồi trên thân gỗ và trượt qua những dốc núi thẳng đứng và vượt qua những dòng sông lạnh giá để có thể mang những thân gỗ tốt nhất về. Thương tích, hi sinh trong quá trình vận chuyển những thân gỗ là điều không tránh khỏi, tuy nhiên lễ hội này vẫn còn tiếp diễn đến ngày nay.
5. Lễ hội Hadaka Matsuri
Hàng năm, cứ vào ngày thứ 7 thứ ba của tháng 2, tại ngôi đền Saidaiji thuộc tỉnh Okayama, Nhật Bản đều tổ chức lễ hội Hadaka Matsuri. Ngày lễ còn được biết tới với cái tên “Lễ hội khỏa thân”. Đây là một trong những buổi lễ hội cầu may lớn vào dịp đầu năm ở xứ xở hoa anh đào có tuổi đời lên đến hơn 500 năm và là một trong những dịp lễ kỳ lạ nhất của người Nhật.
Dù mang tên là lễ hội khoả thân - nhưng người tham dự không phải hoàn toàn rút bỏ trang phục. Những người đàn ông chỉ mặc fundoshi – một loại khố có màu vải trắng và đi bít tất.
6. Lễ hội Kanamara Matsuri
Tên lễ hội này có nghĩa là “Lễ hội dương vật thép” và được tổ chức hàng năm vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 4 ở Kawasaki. Tương truyền, con quỷ nấp trong âm hộ của một phụ nữ đã cắn đứt dương vật của người chồng vào đêm tân hôn. Cô đã tìm đến một thợ rèn nhờ đúc dương vật thép để làm gẫy răng con quỷ. Dương vật thép được thờ trong trong ngôi đền mà sau này nhiều gái bán hoa tìm đến để cầu nguyện cho bản thân tránh khỏi bệnh tật. Ngoài ra, lễ hội này còn để cầu có con cũng như sinh nở mẹ tròn con vuông. Tại lễ hội, du khách sẽ thấy hình ảnh dương vật trên đủ mọi loại hàng hóa, từ tranh ảnh, trang sức tới kẹo, đồ ăn… Tâm điểm của lễ hội là rước ba tượng dương vật, một tượng làm từ gỗ, một tượng làm từ sắt và một tượng điêu khắc màu hồng được khênh bởi những người đàn ông ăn mặc như phụ nữ.
Lễ hội khá nhạy cảm này bắt nguồn từ thế kỷ 17 và ngày nay vẫn được tổ chức nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người dân về tình dục an toàn, gây quỹ từ thiện cho hoạt động phòng chống ngăn ngừa nhiễm HIV và cầu có con cũng như sinh nở mẹ tròn con vuông.Những Geisha chuyên nghiệp làm gì trong một ngày?Những điều cần tránh khi chọn đồ tiệc tùng mùa lễ hội cuối năm