Điều gì khiến bạn nhớ nhất khi đến cao nguyên đá Đồng Văn? Một Bát Đại Sơn hùng vĩ chốn biên cương? Một Mã Pí Lèng hiểm nguy và ngạo nghễ? Một Nho Quế biếc xanh len lỏi dưới chân vực thẳm? Những mái nhà trình tường trên đá? Những ruộng tam giác mạch nở hoa?…
Tất cả đều là nỗi nhớ dành riêng cho cao nguyên đá, nhưng điều khiến tôi nhớ nhất nơi địa đầu Tổ quốc hẳn sẽ là những gương mặt con trẻ của Đồng Văn.
Chùm ảnh về những hình ảnh trẻ con sống động nơi rẻo cao:
Ánh mắt và nụ cười của các em luôn ánh lên sự hân hoan chào đón và thân thiện
Các bé gái thường nắm tay nhau tung tăng, vừa đi vừa nô đùa lí lắc
Mỗi cô bé chọn cho mình một loại khăn khác nhau về màu sắc, cách quấn cũng khác nhau để tạo ra “phong cách” của riêng mình
Trẻ em thường đi chơi theo tốp nhỏ, trai đi với trai, gái đi với gái, di chuyển trên đường rất khắng khít, thể hiện rõ tính “hội”, “nhóm”
Em bé dù nhỏ tuổi cũng biết tự chăm sóc mình, tự quấn khăn giữ ấm và làm đẹp
Các cậu bé thường mặc quần áo màu đen, quấn khăn bảy sắc cầu vồng quanh cổ hoặc trên đầu. Đây là chiếc khăn riêng biệt chỉ của đồng bào người Mông trên cao nguyên đá Đồng Văn
Phụ nữ nói chung và các cô bé nói riêng cũng dùng chiếc khăn bảy sắc cầu vồng (khăn dài) kết hợp với khăn vuông (đội đầu)
Chân dung một chú nhóc ở đèo Mã Pí Lèng, má bừng đỏ vì nẻ và gió rét
Các em vừa chơi vừa giúp mẹ trông em bé. Chính sự hồn nhiên, mộc mạc và thân thiện của các em đã gieo vào lòng lãng khách những tình cảm bồi hồi, khó quên về cuộc sống và con người trên cao nguyên đá