Nhiều mẹ thường dùng thuốc hoặc miếng dán để hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, có nhiều cách hạ sốt đơn giản hơn, mẹ có thể dùng cho bé.
![]() |
|
Khi con bị sốt, thông thường các mẹ sẽ nghĩ ngay đến việc dùng thuốc có chứa biệt dược acetaminophen hoặc ibuprofen để hạ cơn sốt. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ cũng có thuốc ở bên cạnh như khi đang ở ngoài đường hay giữa lúc nửa đêm, các hiệu thuốc đã đóng cửa.
Bạn cần biết, thuốc hạ sốt cực kì nguy hiểm đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu muốn cho con sử dụng phải có sự hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa.
Vì thế, theo gợi ý của một số chuyên gia sức khỏe trẻ đăng trên Livestrong và Parents, nếu con sốt nhẹ, mẹ có thể tham khảo và áp dụng các cách hạ sốt sau đây:
- Đắp khăn ẩm và mát: lên trán bé khi bé ngủ.

Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt nên được thăm khám bởi bác sĩ, cha mẹ không
tự ý hạ sốt. Ảnh minh họa
- Tắm nước ấm hoặc lau người bằng khăn ẩm, ấm: Vì nước trên da sẽ bay hơi sẽ làm mát cơ thể bé, giúp giảm nhiệt độ. Tuyệt đối không được dùng nước lạnh vì nó có thể khiến bé rùng mình và cơ thể sẽ tự động tăng thêm nhiệt độ.
Nhiệt độ phù hơp cho nước tắm là từ 29 – 32 độ C. Không được cho cồn vào nước tắm của trẻ vì nó có thể khiến trẻ bị ngộ độc.
- Bật quạt phe phẩy: Để bé được thoải mái, bạn chỉ nên bật quạt thổi thật nhẹ và phe phẩy qua giường. Tránh để quạt thổi trực tiếp vào bé.
- Cởi bớt đồ cho bé: để nhiệt trong cơ thể trẻ thoát nhanh và dễ. Nhưng tuyệt đối không để bé ở trần hoặc mặc quá nhiều quần áo dày, đắp chăn kín mà chỉ nên mặc đồ mỏng, dễ thoát mồ hôi.
Nếu bé bị rùng mình thì đắp một chiếc chăn mỏng để cơ thể ấm lại.

Nên dùng khăn ấm để lau người hạ sốt cho trẻ. Ảnh minh họa
- Thực phẩm cung cấp nước: Như nước hoa quả mát, kem hoặc sữa chua để giúp bé được mát từ trong ra ngoài và tăng cường nước cho cơ thể vì khi bị sốt, cơ thể sẽ toát mồ hôi và bị mất nước. Nước chứa chất điện giải dành riêng cho bé cũng là một lựa chọn tốt.
- Ở trong nhà: hoặc nếu buộc phải đưa con ra ngoài thì nên có những dụng cụ che chắn gió và nắng.
Như đã nói ở trên, những cơn sốt khá nguy hiểm khi xảy ra với trẻ dưới 3 tháng tuổi. Vì vậy, trong trường hợp này nên lập tức gọi bác sĩ hoặc đưa bé đến bệnh viện ngay.
Với trẻ từ 3 đến 5 tháng tuổi, hãy gọi bác sĩ khi nhiệt độ cơ thể bé lên đến 38,3 độ C. Còn với trẻ hơn 6 tháng tuổi, nhiệt độ 38,8 độ C trở lên là tình trạng báo động nguy hiểm.
Ngoài ra, nếu thấy trẻ có dấu hiệu gặp nguy hiểm như khó thở, da tím, có thể là do nhiễm khuẩn nghiêm trọng và bạn phải đưa bé đến bệnh viện ngay.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác


-
Kết hôn với 3 kiểu phụ nữ này quả thực là 'thảm họa', hôn nhân lựa nhầm người, cả một đời thống khổ
-
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: 'Đằng sau sự tan hoang của người đàn ông là người phụ nữ'
-
5 thói quen xấu sẽ khiến não trẻ ngày càng kém thông minh! Hãy xem con bạn có mắc phải thói quen nào không?
-
Bố chồng cho con dâu 2 tỷ tiền tiết kiệm cùng sổ lương hưu, em chồng 'nhảy dựng' lên nhưng phải im lặng khi nghe câu này


-
Người Việt Nam có thể tiêu tiền Việt khi đến những quốc gia này, thoải mái du lịch mà chẳng cần lo đổi tiền
-
Ngày mai là Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch: Thắp hương khung giờ nào đẹp nhất?
-
Đời thăng trầm của con nuôi hai 'Ông hoàng cải lương Hồ quảng': Thần đồng từ nhỏ, mất 4 người thân trong 2 tháng


-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624
-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025
-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ
-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025