Mới đây, Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tuyển sinh chính quy trình độ đại học; trình độ cao đẳng. Tuy nhiên có khá nhiều băn khoăn xung quanh dự thảo này.
![]() |
|
Sau khi dự thảo quy chế tuyển sinh chính quy trình độ đại học; trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2017 được công bố, có một số vấn đề khiến nhiều người băn khoăn.
"Thí sinh ảo" do không giới hạn số nguyện vọng
Theo đó, thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Việc cho thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng là nhằm tạo điều kiện tối đa cho thí sinh được trúng tuyển vào ngành mình yêu thích ở các trường có mức độ cạnh tranh khác nhau.
Tuy nhiên, do không giới hạn số nguyện vọng nên rất dễ dẫn đến tình trạng "thí sinh ảo". Vì vậy để giải quyết vấn đề này, Bộ đã quy định, dù đăng ký nhiều nguyện vọng nhưng thí sinh phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên vào trong đợt xét tuyển chính (đợt 1), thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký. Điều này được thực hiện nhờ phần mềm thống kê nguyện vọng xét tuyển của thí sinh chạy tự động trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ.
Do mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng nên hạn chế được tối đa tình trạng "thí sinh ảo" trong đợt xét tuyển chính.
Những băn khoăn xung quanh Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2017
Nghẽn mạng cổng thông tin tuyển sinh
Được biết, Bộ đã Xây dựng Cổng Thông tin tuyển sinh để hỗ trợ thí sinh và các trường trong công tác tuyển sinh; bao gồm các thông tin về: chỉ đạo điều hành công tác tuyển sinh; cơ sở dữ liệu về kết quả kỳ thi THPT quốc gia; đề án tuyển sinh/điều kiện tuyển sinh của các trường; hệ thống nhập dữ liệu thống kê nguyện vọng của thí sinh và các thông tin khác cần thiết cho công tác tuyển sinh.
Để tạo thuận lợi cho thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển, quy chế cho phép thí sinh được đăng ký trước khi thi, cùng lúc với khi làm thủ tục đăng ký dự thi, sau khi có kết quả thi, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng bằng phương thức trực tuyến trong khoảng thời gian quy định. Do đó, cổng thông tin tuyển sinh chỉ hỗ trợ cho một số ít thí sinh có nhu cầu điều chỉnh nguyện vọng.
Ngoài ra, việc công bố kết quả thi do các Sở GD&ĐT thực hiện; việc xét tuyển ĐH do các trường thực hiện; cổng thông tin tuyển sinh chỉ làm nhiệm vụ lưu trữ cơ sở dữ liệu để các trường khai thác, xét tuyển và chạy phần mềm thống kê nguyện vọng giúp các trường loại bỏ "thí sinh ảo". Do đó so với năm 2016, hệ thống năm nay chạy nhẹ tải hơn nhiều nên khó có thể xảy ra nghẽn mạng.
Bỏ điểm sàn
Đáng chú ý là trong công tác tổ chức xét tuyển, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ không đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng (điểm sàn) như mọi năm.
Theo đó, từ khi bắt đầu thực hiện đổi mới tuyển sinh, nhiều chuyên gia và trường ĐH đã đề nghị Bộ không nên quy định điểm sàn vì thực tế điểm sàn không còn nhiều ý nghĩ như khi tổ chức thi "3 không". Mặt khác việc quy định điểm sàn chung không phát huy được tính năng động quyền tự chủ và chịu trách nhiệm của các trường trong việc xác định tính năng động, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường trong việc xác định điểm sàn phù hợp với điều kiện của từng trường và yêu cầu của từng ngành đào tạo cũng như đồng bộ với chính sách chất lượng của trường.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương


-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025
-
Sáp nhập tỉnh thành, điểm ưu tiên khu vực của thí sinh thi THPT và xét tuyển đại học được tính thế nào?
-
Ngành học ‘siêu hot’ ở Việt Nam chỉ 1 trường đào tạo, mức lương lên tới 50 triệu đồng/tháng
-
Lịch nghỉ hè 2025 của 63 tỉnh thành chính thức được công bố, học sinh cả nước rục rịch đón hè


-
Người Việt Nam có thể tiêu tiền Việt khi đến những quốc gia này, thoải mái du lịch mà chẳng cần lo đổi tiền
-
Ngày mai là Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch: Thắp hương khung giờ nào đẹp nhất?
-
Đời thăng trầm của con nuôi hai 'Ông hoàng cải lương Hồ quảng': Thần đồng từ nhỏ, mất 4 người thân trong 2 tháng


-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624
-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025
-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ
-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025