Theo tiến sĩ Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Đại học Lạc Hồng, nhiều thí sinh nói thẳng chỉ đăng ký xét tuyển qua mạng để thử cho vui, chứ không có ý định nghiêm túc.
|
Theo dự kiến, phải đến sát Tết Nguyên đán, Bộ GD&ĐT mới công bố quy chế thi THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng 2016. Tuy nhiên, một số trường đã thông báo chỉ tiêu dự kiến, cũng như phương án tuyển sinh. Trong đó, xét tuyển qua mạng là một trong những phương án được nhiều trường hướng tới.
Không nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển trên mạng.
Ảnh minh họa: Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thí sinh chưa tin dùng, trường lo hồ sơ ảo
Hệ thống xét tuyển trực tuyến đã được xây dựng ở nhiều trường đại học, tuy nhiên tỷ lệ thí sinh tin tưởng và dùng phương pháp này không nhiều.
Tiến sĩ Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Đại học Lạc Hồng cho biết, kỳ tuyển sinh 2015, 30% đến 40% thí sinh xét tuyển vào trường sử dụng hệ thống đăng ký online. Sau khi nhận hồ sơ trực tuyến, nhà trường chủ động liên hệ thí sinh để xác nhận nguyện vọng và cấp giấy báo trúng tuyển.
Theo Nguyễn Minh Hoàng, Phó chủ tịch Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Anh, việc xét tuyển vào đại học ở nước này dựa trên hệ thống mạng UCAS. Toàn bộ những hoạt động nộp - rút hồ sơ, bảng điểm, đăng ký xét tuyển, nhận kết quả trúng tuyển... đều được thực hiện trên máy tính và qua mạng Internet.
Nếu có hệ thống thông tin tốt và cho thí sinh điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến (đòi hỏi sự liên thông giữa các trường), những hình ảnh chen lấn, "vỡ trận" tại điểm tuyển sinh sẽ không diễn ra trong ngày xét tuyển cuối cùng.
Tuy nhiên, ông Hiển cho biết, cũng từ khâu gọi điện xác nhận, trường phát hiện nhiều hồ sơ ảo. Không ít thí sinh nói thẳng qua điện thoại là "đăng ký cho vui” hoặc đăng ký thử, chứ không có ý định xét tuyển nghiêm túc. Nắm bắt tâm lý này, nhà trường phải ra cảnh báo đây là việc thật, ảnh hưởng trực tiếp đến nguyện vọng của thí sinh, các em phải chịu trách nhiệm về thông tin đăng ký.
Đại học Đông Á cho biết cũng có hệ thống xét tuyển trực tuyến. Thí sinh có thể tra cứu được ngày đăng ký, không phải đến trường nộp hồ sơ, mọi chi phí xét tuyển đều bằng 0. Sau khi đăng ký, thí sinh chỉ cần gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
Thạc sĩ Đỗ Trọng Tuấn, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết, vài năm gần đây mới đẩy mạnh xét tuyển trực tuyến. Tuy nhiên, thống kê trong năm 2015, chỉ hơn 600 thí sinh sử dụng hệ thống đăng ký trực tuyến, chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh xét tuyển vào trường. Con số này năm trước nữa là 10%.
Ông Tuấn cho rằng, nguyên nhân chính là hình thức xét tuyển trực tuyến chưa nằm trong kênh truyền thông chính thức, trong khi nhiều thí sinh vẫn quen cách làm cũ nên chưa tin dùng. Không ít thí sinh đã đăng ký trực tuyến nhưng không yên tâm vẫn đến tận nơi nộp hồ sơ cho chắc.
Theo tiến sĩ Lương Cao Đông, Phó hiệu trưởng Đại học Đại Nam, kỳ tuyển sinh năm 2015 có trên 2/3 lượng thí sinh trúng tuyển vào trường sử dụng hệ thống xét tuyển trực tuyến. Tuy nhiên, việc khai báo điểm xét tuyển học bạ THPT khiến trường khó xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ.
"Các em dùng kết quả thi THPT do Bộ GD&ĐT quản lý thì chúng tôi có thể đối chiếu dữ liệu, nhưng nếu dùng kết quả học bạ thì khó hơn. Nó đòi hỏi phải đối chiếu chữ ký số của các trường THPT, trong khi hệ thống này đến nay vẫn chưa hoàn thiện", ông Đông nói.
Theo Tiến sĩ Lâm Thành Hiển, việc chuẩn bị cơ sở vật chất, công nghệ cho xét tuyển trực tuyến khó tìm ra biện pháp kỹ thuật để lọc được những hồ sơ ảo. Trong kỳ tuyển sinh 2016, trường đang chờ những điều chỉnh của Bộ GD&ĐT, làm sao để xác nhận hồ sơ đăng ký của thí sinh là chính xác.
Sẽ đẩy mạnh xét tuyển qua mạng
Trao đổi với PV, PGS.TS Đoàn Quang Vinh, Phó giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết, hình thức xét tuyển online là ưu điểm của trường trong mùa tuyển sinh 2015. Là trường lớn ở khu vực miền Trung, nhưng thí sinh không phải vất vả chen lấn để nộp, rút hồ sơ trong 20 ngày xét tuyển.
Thí sinh và phụ huynh chen lấn nộp rút hồ sơ tại Đại học Sài Gòn sáng 14/9/2015.
Ảnh:Tuổi Trẻ.
Ông Vinh cho biết, trên 60% thí sinh xét tuyển vào trường sử dụng tiện ích xét tuyển trực tuyến. Sau khi đăng ký qua mạng, thí sinh chỉ cần gửi hồ sơ qua đường bưu điện mà không cần trực tiếp đến trường.
Hệ thống tuyển sinh trực tuyến của trường được nối với hệ thống thông tin của Bộ GD&ĐT. Thí sinh chỉ cần gửi thông tin cá nhân và nguyện vọng xét tuyển, trường sẽ truy cập dữ liệu của bộ để biết điểm xét tuyển của thí sinh.
Theo ông Vinh, Đại học Đà Nẵng chắc chắn sẽ hướng đến xét tuyển hoàn toàn qua Internet nếu Bộ GD&ĐT cùng các trường đẩy mạnh hình thức này.
Mặc dù gặp một số khó khăn khi triển khai, nhưng các trường Đại Nam, Lạc Hồng, Đông Á... tiếp tục đẩy mạnh kênh xét tuyển trực tuyến trong kỳ tuyển sinh 2016.
Trước đợt xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2015, nhiều trường đại học, cao đẳng triển khai hình thức đăng ký xét tuyển trực tuyến. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng khuyến khích các trường cho phép xét tuyển qua mạng với hy vọng thí sinh ở xa không phải đi lại vất vả, chen lấn nộp, rút hồ sơ.
Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên tại một số trường ở Hà Nội, thực tế diễn ra trong 20 ngày xét tuyển đợt 1 không được như kỳ vọng. Nhiều thí sinh ở xa vẫn lặn lội đến trường nộp hồ sơ. Vào những ngày cuối, thí sinh đến nộp, rút hồ sơ dồn dập gây quá tải. Nhiều điểm xét tuyển "vỡ trận" vì không kịp xử lý dữ liệu cho thí sinh.
Nếu có hệ thống thông tin tốt và cho thí sinh điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến (đòi hỏi sự liên thông giữa các trường), những hình ảnh chen lấn, "vỡ trận" tại điểm tuyển sinh sẽ không diễn ra trong ngày xét tuyển cuối cùng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Top 3 ngành học dành cho người hướng nội, mức lương trên 50 triệu mỗi tháng trong tầm tay
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học
- 7 điểm mới của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
- Ngành nghề cho thu nhập khủng lên tới 100 triệu đồng/tháng, là xu hướng trong 5-10 năm tới
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học
- Từ 1/1/2025, người dân ra đường vi phạm 2 lỗi này sẽ bị phạt nặng, tăng từ 30 lần đến 50 lần mức cũ
- Những chiêu trò lừa đảo mới dịp cận Tết, cần cảnh giác kẻo lại mất tiền oan