“Đến chùa, nhét tiền vào tay tượng Phật là sự phỉ báng, hối lộ thánh thần. Phật tại tâm, chỉ cần nhất vái là đủ, vái như bổ củi cũng sai”.
Hình ảnh thường thấy ở các chốn linh thiêng. |
Người Việt tin rằng đi lễ chùa đầu năm không chỉ để ước nguyện mà còn là thời gian để mọi người tìm về với tâm linh sau những ngày tháng vất vả mưu sinh.
Theo ông Vương Duy Bảo, Phó cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL), ngày xưa, việc đi chùa của người dân xuất phát từ nét văn hóa của cư dân lúa nước. Đến chùa, người dân chỉ mang theo hương, oản hay chỉ đơn giản là những sản vật được sản xuất từ gia đình. Chính vì thế, việc đi chùa mang ý nghĩa về mặt tâm linh hơn là nặng về hình thức. Còn về hiện tượng mang vàng mã vào chùa, đốt, rải đầy các ban thờ như hiện nay, theo Cục phó Cục Văn hóa cơ sở không xuất phát từ đạo Phật.
“Làm thế là sai. Đạo Phật không đốt vàng mã”, ông Bảo nói. “Mang tiền giắt vào tay tượng Phật, rải đầy dưới chân, dưới sàn là sự phỉ báng, hối lộ thánh thần”.
Bản thân cửa đền, chùa là nơi thanh tịnh. Nhưng, trên thực tế, ngày nay việc đi chùa của người dân cũng ngày càng hội nhập những bon chen, ích kỷ, không hiểu bản chất.
Ông Bảo cho biết, giắt tiền lẻ, tiền thật vào tay tượng Phật là sự hỗn tạp bây giờ mới có. Người xưa luôn tâm niệm thần linh là một thế lực thiêng liêng của tầng trên, nên ứng xử với thần linh phải đạt được sự kính trọng và trong sáng chứ không ai ứng xử theo lối mua bán.
Những hiện tượng kể trên ít nhiều mang tính chất mua bán ở cửa thần, cửa thánh, hối lộ thần linh, bắt ép thần linh nhận hối lộ. Lối suy nghĩ theo kiểu "tốt lễ dễ kêu", người ta sẽ lầm tưởng như thế là kính trọng, thần linh sẽ hiểu và ban phát lộc cho con người. Những tính toán vụ lợi cá nhân, nói thẳng ra là một sự "đặt cược" với thần linh. Nguyên nhân một phần cũng vì hiện nay người ta đang trên đà sống gấp, không chỉ trong hành động mà còn trong suy nghĩ.
Nếu như ngày xưa, người dân đi chùa để cầu may mắn, bình an, sức khỏe cho gia đình, thì ngày nay, nhiều người đi chùa để cầu vinh hoa phú quý, cầu làm ăn phát tài, thăng quan tiến chức… Ông Bảo bức xúc vì việc đi chùa vốn thanh tịnh, thể hiện cái tâm trong sáng thì nay đã bị chi phối lớn bởi cơ chế thị trường.
“Cửa chùa phải là nơi thanh tịnh, không được mang những bon chen cuộc sống vào chùa”, ông Bảo nói.
Theo ông Vương Duy Bảo-Phó cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, đốt vàng mã, nhận tiền thật không có trong đạo Phật.
Việc rải tiền lẻ đầy ngập các ban bệ ở chùa hay bạ đâu nhét đấy của người Việt đã diễn ra nhiều năm nay, làm mất hình ảnh linh thiêng, thanh tịnh của chốn chùa chiền.
Để hạn chế việc rải tiền lẻ vô tổ chức, Phó cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Vương Duy Bảo cho biết, Bộ VHTT&DL sẽ lập nhiều đoàn thanh kiểm tra hiện tượng này trong mùa lễ hội năm nay. Nếu đền, chùa nào còn xảy ra tình trạng rải, giắt tiền lẻ vô tổ chức, gây phản cảm, Ban Quản lý di tích sẽ phải chịu trách nhiệm xử phạt. Ngoài ra, sẽ có biện pháp kiên quyết không để các hình thức kinh doanh đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch trong khu vực di tích, khu vực lễ hội; không cài, giắt, đặt, rải tiền tùy tiện gây phản cảm; bố trí bàn ghi công đức hợp lý để phục vụ nhân dân công đức tu bổ di tích.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng vừa đưa ra một biện pháp mạnh là hạn chế tối đa in tiền mệnh giá nhỏ (2.000 đồng trở xuống) phục vụ tết và lễ hội. Đây có thể coi là một sự trợ giúp đắc lực của cơ quan này đối với hiện tượng rải tiền phản cảm trong các khu di tích.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?