Người xưa đúc kết: 'Nạn ở miệng, ốm ở chân', con cháu không nghe tiền núi cũng lở, vì sao?
Chủ nhật, 05/05/2024 16:31

'Nạn ở miệng, ốm ở chân' vốn để chỉ những bệnh tật từ 2 vị trí này mà ra. Vậy cụ thể đó là những điều gì?

"Nạn ở miệng"

Bỏ ăn sáng

Một trong những nạn xuất phát từ việc chính là thói quen không ăn sáng. Nhiều người nhịn hẳn bữa sáng, chỉ ăn trưa và tối nhưng không biết đây là thói quen tác động vô cùng tiêu cực tới sức khỏe. Khi nhịn ăn sáng lâu ngày, bạn có thể mắc các bệnh lý về dạ dày, giảm khả năng miễn dịch, sức đề kháng kém.

Không chỉ vậy, theo nghiên cứu từ tạp chí Jama của Hiệp hội Y học Mỹ, người không ăn sáng có nguy cơ đau tim cao gấp 27% những người có thói quen này. Thậm chí, người bỏ bữa sáng còn có nguy cơ tử vong do bị tim cao hơn 87%. Bởi vậy, dù bận rộn chúng ta cũng nên duy trì thói quen ăn sáng đầy đủ dưỡng chất để tự bảo vệ mình.

Lười uống nước

Uống ít nước cũng là thói quen mà nhiều người mắc phải. Thường chúng ta sẽ đợi tới tận lúc cơ thể cảm thấy khát mới chịu uống nước. Vì vậy chúng ta không chắc chắn việc mình uống đủ lượng nước cần thiết hay không. Mỗi ngày, chúng ta nên uống ít nhất 8 ly nước, chia đều vào các khung thời gian khác nhau và không để tới lúc khát mới uống.

Nếu duy trì thói quen lười uống nước lâu ngày, hệ tiêu hóa của bạn sẽ có vấn đề. Bạn dễ gặp phải tình trạng táo bón, chuột rút, dạ dày và các bệnh về thận.

nan-o-mieng-om-o-chan-25 (2).jpg 0

Ảnh minh họa.

Thường xuyên hút thuốc, uống rượu

Sức khỏe của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu như chế độ ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ nhiều chất kích thích. Khi sử dụng rượu bia, thuốc lá trong thời gian dài, con người có thể mắc các căn bệnh về phổi, gan, thậm chí là ung thư. Đây đều là những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể, "bòn rút" sức khỏe thậm chí là tuổi thọ của bạn.

Ăn quá nhanh

Nhiều người có thói quen ăn quá nhanh mà không biết đây cũng là thứ tác động tiêu cực tới cơ thể mình. Khi tiêu thụ đồ ăn quá nhanh, cơ thể không tiết hormone thông báo lên não rằng dạ dày đã đầy. Vì thế, bạn có nguy cơ tăng cân, béo phì và có thể là nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, đột quỵ.

Ăn quá nhanh cũng tạo nhiều áp lực lên dạ dày và hệ tiêu hóa nói chung có thể làm chúng suy giảm chức năng, gây nên các bệnh lý khác nhau. Chúng ta nên duy trì thời gian ăn khoảng 20-30 phút và cần ăn chậm, nhai kỹ.

nan-o-mieng-om-o-chan-25 (2).jpg 0

Ảnh minh họa.

"Ốm ở chân"

Bên cạnh nạn ở miệng, thói quen lười tập thể dục cũng khiến nhiều người phải đối mặt với nhiều bệnh tật. Không chỉ khiến cơ thể uể oải, việc lười vận động còn khiến cơ thể gia tăng nguy cơ béo phì, tim mạch, đột quỵ... Theo nhiều nghiên cứu, khi chúng ta vận động, các cơ, xương, khớp sẽ được hoạt động tích cực. Nhờ đó, chúng ta có thể tăng cường sức mạnh cơ bắp, làm xương khớp dẻo dai hơn.

Không chỉ vậy, nhiều người còn đẩy lùi được nguy cơ bệnh tật nhờ việc tập thể dục thể thao đều đặn. Chúng ta cũng có thể giảm bớt được căng thẳng, duy trì trạng thái tinh thần thoải mái, tăng cường trí não, giảm nguy cơ đột quỵ... khi duy trì được thói quen này.

Theo Thương Hiệu và Pháp Luật

Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác

Tag: Người xưa , bài học , cuộc sống , Nạn ở miệng , ốm ở chân