Người từng mắc Covid-19 đã khỏi bệnh có thể tái nhiễm không?
Thứ sáu, 03/04/2020 15:31

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, hiện tại vẫn chưa thể xác định được nguồn F0. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra trong số đó là liệu người đã khỏi bệnh sau khi mắc Covid-19 có thể miễn dịch hay không?

Sau khi nhiễm Covid-19 bao lâu thì có kháng thể?

Quá trình này cần có thời gian ít nhất là 1 tuần hoặc muộn hơn tùy theo từng người, tương tự như thời gian từ khi tiêm vắc xin đến khi bắt đầu có kháng thể đặc hiệu.

Khoảng thời gian này thường được gọi là “giai đoạn cửa sổ” kể từ khi nhiễm mầm bệnh đến khi có thể gián tiếp phát hiện nhiễm mầm bệnh thông qua xét nghiệm tìm kháng thể mà người đó tạo ra để chống lại mầm bệnh đã nhiễm.

Hiện nay, việc xét nghiệm tìm kháng thể IgM kháng Covid-19 cũng đã bắt đầu được áp dụng để phát hiện người nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, đây chỉ là bằng chứng gián tiếp, đồng thời xét nghiệm này có nhược điểm là phải qua “giai đoạn cửa sổ” rồi mới phát hiện được.

Người bị bệnh do Covid-19 một lần đã khỏi có bị lại bệnh này nữa không?

Covid-19 co tai nhiem hay khong-phunutoday

Có thể có hoặc không tùy theo từng điều kiện nhất định. Nếu Covid-19 tạo được miễn dịch bền vững như virus sởi hoặc quai bị thì không bị lại; tuy nhiên điều này chưa thể khẳng định được vì còn quá sớm.

Nếu miễn dịch không bền vững, trong giai đoạn đầu mới khỏi bệnh, lượng kháng thể đủ mạnh thì có thể không bị lại, nhưng đến giai đoạn sau, lượng kháng thể đặc hiệu mất dần đi thì vẫn có thể bị lại. Trong trường hợp này thì cần sử dụng vắc xin để khôi phục lại khả năng đề kháng chống virus.

Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn như sau:

Khử khuẩn tay nắm cửa, bấm nút thang máy ít nhất 2 lần/ngày

Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như: dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% clo hoạt tính hoặc có chứa ít nhất 60% cồn. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn.

Đối với nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật trong phòng, phân xưởng, gian bán hàng, các bề mặt có nguy cơ tiếp xúc cao, khu vệ sinh chung: khử khuẩn ít nhất 1 lần/ngày.Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện,bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại dùng chung... cần khử khuẩn ít nhất 2 lần/ngày.

Tăng cường thông gió, hạn chế sử dụng điều hòa

Bộ Y tế cũng lưu ý, tại các khu vực, vị trí làm việc, trên phương tiện giao thông vận chuyển người lao động... cần tăng cường thông khí bằng cách tăng thông gió hoặc mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt hoặc các giải pháp phù hợp khác. Hạn chế sử dụng điều hòa.Về xử lý chất thải, các cơ quan đơn vị cần bố trí đủ thùng đựng rác có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện tại khu vực ký túc xá cho người lao động và thực hiện thu gom, xử lý hằng ngày.

Khoevadep.com.vn

Nguồn: http://www.khoevadep.com.vn/nguoi-tung-mac-covid-19-da-khoi-benh-co-the-tai-nhiem-khong-search/.. Nguồn: http://www.khoevadep.com.vn/nguoi-tung-mac-covid-19-da-khoi-benh-co-the-tai-nhiem-khong-search/

Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai

Tag: Covid-19 , tái nhiễm Covid-19 , chăm sóc sức khỏe