Duy trì một tư thế ngồi trong thời gian dài cùng với chiếc điện thoại trong toilet, một nam thanh niên phải ân hận suốt phần đời còn lại vì bị liệt hoàn toàn.
![]() |
|
Tai nạn hi hữu xảy ra tại tỉnh Trùng Khánh, Trung Quốc khi một nam thanh niên 24 tuổi vừa ngồi toilet vừa nghịch điện thoại. Chỉ sau 30 phút anh ta bị ngất và liệt hoàn toàn.
Theo Yahoo!, nam thanh niên này hoàn toàn khỏe mạnh và không có bất kỳ một tiền sử bệnh án nào. 3 năm trước, anh ta vào toilet cùng với chiếc điện thoại thông minh để giết thời gian trong lúc “giải quyết nỗi buồn”.
Rất nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh. Ảnh: India Times
Sau nửa tiếng, người thân của anh ta vẫn chưa thấy anh ta đi ra khỏi nhà vệ sinh liền chạy vào tìm. Thật bất ngờ, họ thấy anh ta nằm bất tỉnh trên sàn với điện thoại trên tay. Họ liền gọi xe cứu thương đưa anh ta vào bệnh viện. Sau khi tỉnh dậy nam thanh niên hoàn toàn bị liệt.
Bác sĩ cho hay, việc chàng trai này đã duy trì một tư thế ngồi trong thời gian dài làm hạn chế sự lưu thông máu trong cơ thể. Thêm vào đó, luồng không khí trong nhà vệ sinh kém do không gian chật hẹp gây thiếu oxy.
Duy trì một tư thế quá lâu trong không gian chật hẹp trong nhà vệ sinh sẽ gây cản trở
lưu thông máu và thiếu hụt oxy lên não. Ảnh: Blog
Vì vậy, khi anh ta đột ngột đứng dậy sau khi đã ngồi quá lâu, lượng oxy lên não sẽ bị thiếu hụt gây choáng váng. Bên cạnh đó, bác sĩ chỉ ra rằng việc sử dụng điện thoại trong lúc đi vệ sinh gây mất tập trung. Điều đó có thể dẫn đến táo bón, trực tràng gặp áp lực và phải làm việc nhiều hơn.
Việc lười vận động, tập thể dục thường xuyên cũng góp phần gây nên tình trạng của nam thanh niên này. Điều này chắc chắn gây sốc vì có rất nhiều người sử dụng điện thoại trong lúc đi vệ sinh. Hãy từ bỏ thói quen xấu này trước khi nó ảnh hưởng nghiên trọng đến sức khỏe của bạn!
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương






-
Trước nghỉ lễ 30/4 và 1/5, hơn 3,3 triệu người sẽ được nhận 2 khoản tiền lớn này
-
Chủ tịch xã được lựa chọn dựa theo tiêu chí nào khi sáp nhập xã, không còn cấp huyện?
-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức